10 quy tắc quản lý tài chính cá nhân

10 quy tắc quản lý tài chính cá nhân

Khi nhắc tới chữ “tài chính cá nhân” tôi lại nhớ tới các tờ rơi của các ngân hàng, và những nét vẽ trên tường nói về hoạt động “tài chính cá nhân” mà thực ra là cho một cá nhân nào đó vay tiền để thỏa mãn nhu cầu của họ. Thật sự dịch vụ tài chính cá nhân là hướng dẫn, tư vấn con người nhằm có thêm kiến thức về tiền bạc, quản lý nó, chi tiêu cá nhân… Việc hiểu về tiền bạc và cách quản lý nó không hề được dạy trên trường lớp. Tất cả mọi thứ về tiền bạc thì bạn phải có kinh nghiệm về nó, hoặc đọc sách mà đúc kết ra được.[su_highlight]Đây là một điều thiếu sót đối với giáo dục Việt Nam ta, chúng ta dạy đủ thứ về khoa học, xã hội, đạo đức nhưng cái quan trọng nhất là tiền bạc thì không ai dạy.[/su_highlight]

Dưới đây là 10 quy tắc về tài chính cá nhân của tôi:

1. Tiết kiệm. Tiết kiệm. Tiết kiệm.

Tiền lương không giống như khoản tiết kiệm. Giá thị tài sản ròng (net worth) của bạn quan trọng hơn số tiền bạn kiếm ra. Bạn có một công việc lương cao không tự nhiên mà nó làm bạn giàu; bạn có một công việc lương thấp không có nghĩa là nó sẽ làm bạn nghèo.  Cái quan trọng là bạn tiết kiệm được bao nhiêu từ đồng lương ấy.

2. Chi tiêu ít đi.

[su_highlight]Có 2 cách để giúp con người giàu lên: Kiếm nhiều tiền hơn và chi tiêu ít.[/su_highlight]

Có một câu nói rất hay: “Lương càng cao thì chi tiêu càng nhiều.” Bạn vào làm công ty, sau khi được thăng chức với tiền lương rất hậu hĩnh bạn đã mua ngay một căn hộ. Kiếm nhiều tiền hơn bạn ngay lập tức mua xe ô tô, điện thoại xịn. Tôi thấy rất nhiều người trẻ sau khi được lên chức, có lương cao đã vội vàng mua ngay chiếc Iphone 6,7,8 để thỏa mãn bản thân, hoặc mua ngay chiếc xe xịn để đi, mua đồ đạc hàng hiệu cho hào nhoáng bề ngoài, sống xa hoa chạy theo trào lưu… Nhưng liệu họ có nghĩ tới việc lập một khoản tiết kiệm cho bản thân không? Chắc chắn không. Vì đa số giới trẻ không có kiến thức về tiền bạc.

Chúng ta đi làm, cố gắng phấn đấu hơn chỉ để… chi tiêu nhiều hơn.

Vì vậy, đừng hỏi “Làm sao để giàu có?” mà hãy hỏi “Làm sao để chi tiêu ít hơn để mà có thể tiết kiệm nhiều hơn?”. Việc kiếm nhiều tiền hoàn toàn dễ, cái khó là làm sao chúng ta vẫn có một cách sống giống như lúc chúng ta chưa có nhiều tiền.

3. Nói không với thẻ tín dụng.

Việc sử dụng thẻ tín dụng chỉ khiến bạn trả thêm tiền mà thôi. Nó tiện lợi lúc đầu như thoải mái chi tiêu, chi tiêu được tặng điểm thưởng quy đổi ra quà tặng, nhưng nếu bạn đang sử dụng thẻ tín dụng để chi trả chắc bạn cũng đã thử ngồi tính lại khoản tiền phí phải trả hằng tháng, và nếu x10 năm thì con số ấy sẽ rất khổng lồ. Cho dù bạn có là tỉ phú đi chăng nữa, hãy chi tiêu bằng thẻ tín dụng ít đi.

Tuy nhiên nếu sử dụng thẻ tín dụng thì tín dụng của bạn càng cao, dễ dàng cho các khoản vay sau này nếu bạn cần trong lúc cấp bách. Vì vậy, lời khuyên của tôi là hãy trả hoàn tất chi phí một lần và đúng hạn đừng để nợ kéo dài lê thê.

4. Lập tài khoản tiết kiệm.

Có lần anh tôi nói rằng nên lập một tài khoản tiết kiệm, hằng tháng bỏ tiền vào để sau này lỡ trong lúc cấp bách thì ta có nguồn tiền dự phòng. Vì còn quá non và thiếu hiểu biết nên tôi đã nghĩ đó chỉ là vớ vẩn. Nhưng hiện tại tôi đã lập tiết kiệm ở cả 2 ngân hàng. Điểm lợi đầu tiên ở đây là tiền bạn nằm trong tài khoản tiết kiệm, không dễ dàng mà rút ra như tài khoản thường nên sẽ có tâm lý ít đụng vào tài khoản đó. Net worth của bạn vẫn như vậy nhưng chỉ có điều lượng tiền mặt không nhiều.

Thử tưởng tượng hai trường hợp:

1. Bạn đang có 100 triệu tiền mặt trong tay.

2. Bạn có 20 triệu trong tay và 80 triệu trong tài khoản tiết kiệm tới 3 tháng sau mới đáo hạn.

Theo bạn, trường hợp nào thì tâm lý sẽ thoải mái mua cái điện thoại 10 triệu đồng hơn?

Điểm lợi tiếp theo của nó là trong tương lai chắc chắn bạn sẽ chi tiền ra để mua nhà, lập gia đình, nuôi con ăn học và khám bệnh. Các khoản tiết kiệm này là khoản đầu tư cho tương lai của bạn, bạn không cần nó ngay lúc này. Hãy lập khoản tiết kiệm cho 10 năm sau. Mỗi tháng bạn bỏ vào 1 triệu đồng, 10 năm là bạn có 120 triệu đồng. Nhiều người nói rằng gửi tiền tiết kiệm ngân hàng thì nó sẽ thành tiền chết. Tôi không đồng ý vì vấn đề này dựa trên quan điểm của mỗi cá nhân. Tôi đã lập 1 khoản dành cho đầu tư riêng và 1 khoản tiết kiệm riêng nên nó sẽ không thành tiền chết đối với tôi. Đầu tư là một trò chơi nguy hiểm, tôi luôn luôn tính đường lui trước khi nhảy vào.

5. Mua cái bạn cần chứ không mua cái bạn thích.

Nhiều bạn trẻ thấy iphone X mới ra, camera kép, công nghệ nhận diện khuôn mặt mới đã vội vàng đặt hàng mua với giá 30-35 triệu. Đó là cái bạn thích, nhưng thật sự bạn có cần những cái đó không? Chiếc iPhone 6 của bạn tuy không làm được việc đó nhưng chức năng của nó vẫn đáp ứng đủ nghe, gọi, nhắn tin và làm việc vậy tại sao lại bỏ ra hơn 30 triệu chỉ để mua 1 chiếc tương tự (nhưng lại có thêm vài chức năng). Tôi tự hỏi không biết họ có nghĩ tới việc sau này già về hưu thì sao? Tương lai chưa có, thời gian còn dài chăng? Không! Tiết kiệm không phải là việc làm trong một ngày mà nó cần thời gian dài để tích lũy.

Những thứ tài sản, vật chất đó bạn mua nó bạn sẽ chỉ hài lòng trong phút chốc, thời gian trôi qua bạn sẽ thấy không cần nó nữa mà lại tiếp tục đam mê những cái mới mẻ hơn. Đó là cái bẫy của lí trí.[su_highlight]Vật chất là thứ được sinh ra để thỏa mãn nhu cầu của một cá nhân. Vì vậy khi đã thỏa mãn, ham muốn đó không còn tồn tại[/su_highlight] và chúng ta tiếp tục cuộc rượt đuổi tìm thứ khác để thỏa mãn và cuộc đua này không bao giờ dừng lại.

6. Biết cách quản lý thu chi

Công việc này có hơi  phức tạp với một vài người vì sau khi chi tiêu phải ghi nhận lại ngày hôm đó tôi đã chi tiêu cái gì, một số sau khi sử dụng thì than phiền tốn thời gian, nhìn vào toàn thấy chi tiêu, lúc nào cũng thấy tiền rơi nên sợ quá không dùng nữa (?!), hay thậm chí lấy lí do là chi tiêu ít nên không dùng…

Bạn đang sử dụng chính đồng tiền của các bạn vậy nên hãy nghiêm túc với việc đó. Tôi hiện tại đang sử dụng app MoneyLover để quản lý chi tiêu. Điểm tiện lợi là bạn có thể tạo thêm các danh mục chi tiêu, tất cả lịch sử thu nhập và chi tiêu của bạn sẽ được gửi lên mây, đồng bộ theo tài khoản dù bạn mở app bằng điện thoại hay máy tính.

money lover

Ngoài ra, nó còn hiển thị tổng kết thu chi thống kê hằng tháng, trích lập hạn mức chi tiêu.

Đây là một phương pháp nên làm để quản lý nguồn vốn của bạn, có nhiều người không hiểu tại sao “dùng ít mà tiền thì vơi nhiều” thì nên sử dụng app này bạn sẽ biết mức độ của tôi tới đâu.

7. Chọn bạn mà chơi.

Nếu bạn chơi với 5 người giàu có và biết cách tiết kiệm, đầu tư tiền bạc thì bạn sẽ trở thành người thứ 6, không phải với trình độ ngang bằng mà là trung bình cộng của 5 người đó. Còn[su_highlight]nếu suốt ngày lêu lổng, rượu bia nhậu nhẹt thì bạn chả còn gì cả ngoài cái cơ thể đầy bệnh tật.[/su_highlight] “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nói như vậy cũng không đồng nghĩa với việc từ bỏ hết tất cả những người bạn còn lại của bạn. Đây là cuộc sống, nên đôi lúc cũng cần có xã giao. Cái tôi muốn nói tới ở đây là hãy chơi thân cực thân với những người bạn tốt. Và biết cách phân biệt những người bạn tốt và xấu.

8. Đọc sách.

Rất nhiều người ghét sách về chủ đề làm giàu. Những ý kiến mà họ đưa ra đa phần là: nội dung nhãm nhí, lập lại, tự kỷ ám thị, chỉ là những thứ triết lí suông không thực tế, sách đa cấp… Tôi không phủ nhận điều đó. Nhưng tôi xin đính chính, các loại sách đó tôi không xem là sách làm giàu. Các ví dụ trong sách thường kể về tỷ phú nào đó, cách kiếm nhiều tiền… nhiều người đọc và nghĩ rằng đó là sách làm giàu. Không.[su_highlight]Đó là những quyển sách về quản lý tài chính cá nhân, cách quản lý tiền bạc của bạn chứ không phải dạy bạn làm giàu hơn.[/su_highlight] Giàu ở đây rất trừu tượng, không có thước đo. Có người thì 10 tỷ, 100 tỷ, 1000 tỷ là giàu. Nếu nói về độ giàu sau khi đọc sách xong thì chỉ có giàu kiến thức, giàu tư duy, giàu kỹ năng quản lý tiền bạc, chứ lượng tiền trong túi của bạn không thể nhiều hơn nếu cứ ngồi ì ra đó suy ngẫm về cuộc đời và sự bất công của nó.

Ví dụ như cuốn sách Dám Làm Giàu của tác giả Phạm Tuấn Sơn. Nội dung trong cuốn sách đa phần trích lọc các ý chính từ các cuốn sách khác, thêm vào các ý kiến riêng của tác giả về cuộc đời của anh. Những ai chưa đọc sách về chủ đề này lần nào sẽ thấy hay, những ai thường xuyên tiếp xúc thì sẽ thấy quyển sách này cung cấp rất ít thông tin. Đó là bởi vì não của bạn đã dung nạp đủ thông tin căn bản rồi nên những kiến thức này đối với bạn sẽ nhàm chán. Sách không phải viết ra chỉ để dành cho bạn đọc mà là rất rất nhiều người, có người khen hay, người chê dở là điều tất nhiên. Bạn nghĩ rằng người ta dở hơi khi viết sách này, nhưng anh ấy đang tạo ra một thu nhập bị động từ việc viết sách.

Nhiều người biết đọc sách rất tốt nhưng lại biện ra nhiều lý do cho việc không đọc sách của tôi: đi làm về mệt, ngồi đọc trên công ty không được… Những lý do đó hoàn toàn vớ vẩn, biện minh cho sự lười biếng và không có tinh thần học hỏi. Chỉ cần 25 phút đọc sách mỗi ngày thôi thay vì ngồi lướt Facebook, nhắn tin zalo.

“Điều duy nhất chen giữa bạn và mục tiêu của bạn là những câu chuyện nhảm nhí bạn luôn nói với bản thân là tại sao bạn không thể đạt được điều đó.”

– Jordan Belfort.

Dưới đây là 3 cuốn sách mà tôi thấy bổ ích về việc quản lý tài chính cá nhân.

1. Dạy con làm giàu – Rich Dad Poor Dad

dạy con làm giàu

Cho bạn cái nhìn tổng quát về tài sản và nợ.[su_highlight]Nên đọc cuốn này đầu tiên vì nó sẽ là nền tảng cho tư duy của bạn về quản lý và chi tiêu.[/su_highlight]

2. Người giàu có nhất thành Babylon – George Samuel Clason

quản lý tài chính cá nhân

Đừng để cái tít “cuốn sách về cách làm giàu hiệu quả nhất của mọi thời đại” đánh lừa bạn. Cái này Việt Nam tôi thêm vô thôi, chứ trên bản gốc không thấy ai đề cái tựa này.

Cuốn này đối với tôi rất có giá trị, nó bàn về tính tiết kiệm, dành dụm để trở thành người tự do về tài chính. Timeless – tồn tại mãi mãi với thời gian. Dù ở thời đại nào thì những kiến thức trong sách cũng đều có ích.

Vì nội dung của 2 cuốn sách quá hay nên lần nào Tết về quê tôi cũng mua sách về tặng mọi người, bạn bè. Đôi lúc họ nhìn với ánh mắt “tức cười” nghĩ rằng :”Ôi, thằng này bữa nay đi tặng sách. Giống đa cấp quá!”. Những cuốn này tôi đều mua trên TIKI nhân dịp sale off nên giá rất rẻ và đã tranh thủ làm cả chục cuốn về

tài chính cá nhân

3. Money Master The GameAnthony Jay “Tony” Robbins

Money master the game

Tỉ phú tự thân. Đây là cuốn sách nâng cao bàn về việc tự do tài chính, những phương pháp tiết kiệm tiền, dàn trải danh mục đầu tư cá nhân… Một số nội dung trong sách xoay quanh kinh tế Mỹ (như thuế suất, thị trường chứng khoán Mỹ, luật lệ…) – vốn không phù hợp với kinh tế Việt Nam tuy nhiên các bạn đọc thêm để cho biết họ đã trải qua những gì trong quá khứ. Nội dung cuốn sách viết dễ hiểu và có hướng dẫn tỉ mỉ từng chi tiết để tránh việc bạn đi lạc trong sách.

9. Kiếm nhiều tiền hơn bằng các khoản đầu tư.

Tất nhiên rồi. Nhưng không phải là bạn làm việc chăm chỉ hơn, gắng sức hơn để mà có nhiều tiền hơn. Chúng ta cũng nên bàn về một số khoản đầu tư như cổ phiếu, chỉ có đầu tư tài chính mới giúp bạn có nhiều tiền hơn (hoặc mất tất cả), đầu tư nhà đất, lợi tức từ các khoản cho vay… Dù bạn làm gì, cũng phải nghĩ đến chuyện đầu tư. Và cái dễ tiếp cận nhất cho người ít vốn đó chính là đầu tư cổ phiếu, cũng là cái rủi ro nhất nên bạn phải lưu ý. Nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu thì nên đầu tư với một khoản tiền mà có mất cũng không sao bởi vì rủi ro trên thị trường cổ phiếu là cực kỳ cao.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua bảo hiểm gói đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ, họ hứa hẹn lãi suất cam kết là 9%/năm, một cái lợi ở đây là dù thế nào đi chăng nữa thì bạn vẫn có lãi suất gần như cố định và lại được thêm quyền lợi bảo vệ bản thân mình. Tôi xem việc mua bảo hiểm là một khoản đầu tư cần phải mua với bất kỳ ai.

10. Cho và nhận

Tôi quan trọng vấn đề từ thiện (làm thiện nguyện). Và tôi dành 5% lợi nhuận kiếm được của tôi đi từ thiện. Đối với tôi: có cho thì có nhận. Bạn có cho đi thì mới mong nhận lại được nhiều hơn. Từ thiện ở đây ở bất kỳ hình thức nào, miễn bạn thấy vui khi làm việc đó. Đồ không mặc nữa cho cô lao công (cô có thể đem bán lấy tiền vì đồ của tôi rất mới vì mặc rất ít), bo anh lái xe Grab, mua cho anh bảo vệ vài ly cà phê để ảnh tỉnh táo trông xe, hay thấy cậu phục vụ chu đáo thì thôi bo thêm mấy chục cho vui… Cứ mỗi lần bạn làm vậy họ sẽ thấy vui trong lòng và tất nhiên khi niềm vui tới thì họ sẽ hăng hái làm việc hơn.

Và tin tôi đi, bạn cứ thử cho đi một chút tôi đảm bảo bạn sẽ nhận được nhiều hơn. Nếu bạn cứ giữ khư khư thì tới một ngưỡng nào đó số tiền đó có thể sẽ mất rất nhiều.

[su_divider top=”no” style=”dotted” size=”10″ margin=”10″]

Bạn có thể phủ nhận với vài ý kiến trong bài viết nhưng bạn nhớ rằng: Tài chính cá nhân – là tài chính dành cho mỗi cá nhân riêng biệt. Một số có thể đúng với người này, dễ với người kia nhưng lại là điều hoàn toàn khó thực hiện với người khác. Ví dụ: đầu tư chứng khoán, không phải ai cũng biết. Hãy trang bị cho bản thân kiến thức, và vận dụng nó.[su_highlight]Bạn cần có thái độ học tập đúng đắn, và một tư duy mở[/su_highlight] vì chỉ khi đó bạn mới học được thật nhiều thứ.


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


6 responses

  1. Bài viết rất hay!
    Cám ơn tác giả
    Vô tình vào được trang web này và đọc hơn cả chục bài. Chúc anh sống vui khỏe và yêu đời.

  2. Phạm Hải Linh Avatar
    Phạm Hải Linh

    Bài này rất hay
    Cảm ơn anh!

  3. bài viết rất hay và chi tiết. cảm ơn anh!

  4. Tống Văn Hậu Avatar
    Tống Văn Hậu

    Cảm ơn anh rất nhiều về những bài viết, anh chính xác là tượng đài mà em tìm kiếm cho con đường phát triển bản thân. Hy vọng anh sẽ có nhiều sức khỏe và niềm vui để tiếp tục viết những trang blog mới để chúng em có cơ hội được mở mang trí óc.
    Xin cảm ơn anh.

    1. Cám ơn bạn mặc dù bạn khen vầy mình thấy mắc cỡ quá tại vì mình không thấy bản thân mình giỏi tới mức đó.

  5. Trinh Ngô Avatar
    Trinh Ngô

    Em hay quá đi Hạc ui. cảm ơn em cũng không hết nữa nhưng mà chị vẫn phải CẢM ƠN CẢM ƠN nhiều nhiều nè. chúc em sức khỏe và ngày càng có nhiều bài viết hay nữa nhé. Chị xin phép chia sẽ bài có ghi rõ nguồn gốc copy nha. Mong sẽ có nhiều người hơn nữa đc học hỏi thêm kiến thức tài chính từ Hạc. Thank you and love you!!!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭