Mô hình đầu tư quỹ của các quỹ (Finhay, Tikop…)

Đây là mô hình đầu tư mới có mặt tại Việt Nam 5 năm gần đây, để hiểu thêm về quỹ của các quỹ (fund of funds) bạn đọc có thể đọc phần giới thiệu tại bài viết Nhận xét các danh mục trên Finhay – Võ Hoàng Hạc.

Tôi thấy hiện tại có hai nhà cung cấp loại hình đầu tư này đó là Finhay và Tikop.

Với Finhay thì có các loại danh mục như:

Danh mục trâu nước Finhay

Còn Tikop:

Gói đầu tư mạo hiểm Tikop

Điểm cộng Tikop là nhà đầu tư thoải mái lựa chọn tỷ trọng mong muốn ngay từ đầu.

Đối tượng mà họ nhắm đến là các bạn trẻ đang có nhu cầu tích lũy, đầu tư cho lương lai. Đây cũng là đối tượng thiếu kinh nghiệm và thông tin trên thị trường tài chính. Dạo một vòng quanh group facebook có thể thấy rất nhiều trường hợp mua đại hay mua theo sở thích rồi nhờ nhận xét. Rất nguy hiểm.

Đầu tư là tốt nhưng nếu các nhà đầu tư thiếu thông tin về sản phẩm mà họ đang đầu tư thì không khác gì đánh bạc. Thông tin về các loại hình này rất ít, tìm kiếm trên Google sẽ cho ra đầy kết quả là các bài viết giới thiệu đầy cảm tính và không có dữ liệu hỗ trợ cho quan điểm của tác giả.

Có thể bài viết này ảnh hưởng đến công ty được nêu tên nhưng tôi không có ý đồ nói xấu gì ai cả.

Mong muốn của tôi là cung cấp đầy đủ thông tin đến cho các nhà đầu tư, hỗ trợ họ trong quá trình đưa ra quyết định.

Bởi vì tôi thấy rằng việc đầu tư ở Việt Nam rất khó do ít có ai đưa thông tin cho các nhà đầu tư, đa số phải tự đi tìm hiểu rất tốn thời gian và công sức. Tôi không muốn người ta phải lần mò trong bóng tối để tìm đường đi, hay là phí thời gian đầu tư vào những thứ không mang lại sự hiệu quả.

Nếu ai có ý định đầu tư dài hạn các danh mục trên thì nên suy nghĩ kĩ trước khi ra quyết định.

Như đã đề cập ở bài viết Finhay, các danh mục này phân bổ quá đà dẫn đến đầu tư không hiệu quả.

Bài viết Finhay cũ tôi có so sánh các danh mục Finhay với DCDS (tiền thân DC-VFMVF1). Nay tôi cập nhật lại:

LỢI NHUẬN TÍCH LŨY TỪ 2017 (DCDS)

Lợi nhuận tích lũy DCDS và Finhay

Các quỹ đều có xuất phát điểm như nhau.

Danh mục Sao La có 34% DCDS và vô số các loại quỹ mở khác.

Nhà đầu tư nhìn vào và nhận xét “lợi nhuận các danh mục Finhay đều hơn 100%, quá tốt rồi!” thì nếu đầu tư vào DCDS họ đã có lợi nhuận hơn 150%. Đầu tư không phải chỉ cần có lãi là được.

Nếu ai đó chỉ muốn đầu tư vào mỗi ETF thì:

LỢI NHUẬN TÍCH LŨY (ETF E1VFVN30)

Lợi nhuận tích lũy ETF và Finhay

Như đã đề cập tại bài viết Phân bổ tài sản và đầu tư dài hạn cho các nhà đầu tư trẻ tuổi – Võ Hoàng Hạc, trong ngắn hạn đầu tư vào ETF có rủi ro lớn, nhà đầu tư có thể phải gánh chịu áp lực tài sản bị thâm hụt nhưng về dài hạn thì vẫn mang lại tỷ suất sinh lợi lớn hơn các danh mục Finhay.

Trường hợp trên cũng áp dụng với các danh mục mặc định của Tikop. Thật sự mà nói, tôi không đánh giá cao mô hình đầu tư quỹ của các quỹ này.

Nhà đầu tư nghĩ rằng phân bổ danh mục ra càng nhiều thì sẽ an toàn, hiệu quả cao. Tuy nhiên các loại quỹ kia đều là quỹ mở cổ phiếu. Dù phân thế nào đi nữa cũng không có hiệu quả.

Đôi khi đơn giản lại tốt hơn phức tạp.


Biểu đồ trong bài viết sử dụng dashboard: Mutual Funds Dashboard v1.0 . Bạn đọc có thể tham khảo dashboard để so sánh các quỹ mở cổ phiếu với nhau.

Bài viết cung cấp thông tin, ý tưởng cho nhà đầu tư, giúp củng cố kế hoạch đầu tư và không có hàm ý nói rằng nhà đầu tư không nên sử dụng các nền tảng trên. Cách sử dụng blog này


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


7 responses

  1. Bác viết bài này khác gì chửi bôm bốp vào mặt Finhay :))

  2. hatova008 Avatar
    hatova008

    Ở Mỹ các app tương tự (Robinhood, Acorn…) có pháp lý đầy đủ, chuẩn hơn, được UBCK Mỹ cấp. Còn ở VN finhay, tikop chỉ là giấy đăng ký kinh doanh. Hợp đồng điện tử nếu phân tích kỹ thì tài sản người dùng cũng ko được bảo vệ 100%.
    Về mặt hiệu quả thì đúng như tác giả phân tích, funds of funds không hiệu quả cao. Chỉ nên chọn 1-2 quỹ có hiệu suất tốt để đầu tư. Nếu tự chọn quỹ trong cấu trúc tự chọn của các app thì tại sao không mở tài khoản tại các cty quản lý quỹ luôn? Vừa an tâm về pháp lý, vừa bớt được trung gian, bớt rủi ro, bớt phí (nếu có phí trung gian). Hiện tại mở tài khoản tại cty quỹ rất dễ (Dragon Capital mở trực tuyến hoàn toàn bằng eKYC, chữ ký số; các cty khác cũng có eKYC).

    1.  Avatar
      Anonymous

      Mình nghĩ với mức chi phí 50k, finhay và tikop có thể đóng vai trò giới thiệu người mới đầu tư, sau đó thì có thể mày mò sâu hơn vào từng quỹ (đến với blog này :D). Hơn nữa từ sau khi finhay xuất hiện thì dragon capital mới hạ mức đầu tư định kỳ xuống 100k, hỗ trợ tạo ra thêm lựa chọn cho những nhà đầu tư mơi.

      1. hatova008 Avatar
        hatova008

        Phải công nhận nhờ các app đầu tư mà quỹ mở mới được phổ biến hơn, nhiều người mới tiếp cận việc đầu tư.

      2. Minh Tú Avatar
        Minh Tú

        Đúng rồi, Finhay có từ mấy năm trước, khi đó tiếp cận các quỹ đâu có tiện như bây giờ. Với mình thì nhờ nghịch ngợm Finhay mà mới đi sâu vào tìm hiểu, giờ vẫn dùng Finhay để giữ tiền không kì hạn và gửi một ít 3 tháng, thỉnh thoảng topup chút vào cấu trúc tự chọn, coi như là ủng hộ 😀

  3. Nhà đầu tư tài chính khách quan Avatar
    Nhà đầu tư tài chính khách quan

    Mua quỹ mở thì bây giờ có FMarket, pháp lý rõ ràng, không nhận tiền của nhà đầu tư mà chỉ là chợ trung gian với các công ty quỹ. Chứng chỉ quỹ đứng tên của nhà đầu tư, có giấy chứng nhận của UBCK, minh bạch và miễn phí, tôi bỏ mấy tỷ vào vẫn yên tâm. Còn Finhay, Tikop hay Infina bỏ 100 triệu tôi cũng sợ vì thực sư không rõ 1 ngày có vấn đề gì thì pháp lý nào bảo vệ tài sản của tôi trên các nền tảng đó.

  4. GLOBAL MACRO Avatar
    GLOBAL MACRO

    Tôi làm quản lý quỹ và tư vấn đầu tư ở Pháp. Tác giả phân tích rất đúng về mặt hiệu quả của funds of funds ở Viêt Nam.

    Các nếu chỉ đầu tư vào các quỹ cổ phiếu thì các quỹ đấy phần lớn đều rất tương quan với nhau, cùng lên xuống theo thị trường. Có khác thì chỉ khác về volatility.

    Thường chúng tôi tư vấn đầu từ vào các quỹ về cổ phiếu ổn định, cổ phiếu tăng trưởng, trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, commodity và một phần cash.

    Chỉ có đa dạng hóa ở asset class khác nhau mới đảm bảo hiệu quả về mặt giảm thiểu rủi ro và tăng tính ổn định của lợi nhuận.

    Tùy theo góc nhìn macro mà đội ngũ đầu tư sẽ phân bố tỷ lệ, đồng thời tính toán rủi ro cụ thể bằng các công cụ định lượng chứ không đánh giá chung chung như các Fintech Việt Nam hiện nay vẫn làm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭