Biến động giá cổ phiếu sau ngày giao dịch đầu tiên trên HOSE

1. Đôi lời linh tinh

Dạo gần đây báo chí đăng tải việc ngân hàng TCMP Bản Việt niêm yết trên UPCOM (mã cổ phiếu: BVB) và các ngày sau đó liên tục tăng trần. Nó làm tôi nhớ lại đợt FRT được giao dịch lần đầu tiên trên HOSE hai năm trước.

Vốn dĩ tôi đã thắc mắc từ lâu, không biết là sau khi “lên sàn” thì giá của các cổ phiếu này biến động như thế nào. Vì thế hôm nay (thực ra là cả tuần) tranh thủ viết bài về vấn đề này.

Dữ liệu tôi lấy là các cổ phiếu được niêm yết lần đầu trên HOSE từ năm 2014 đến 2018, không bao gồm các cổ phiếu chuyển sàn. Hiện tại tôi chỉ làm trên HOSE, không làm trên HNX và UPCOM. Lý do là vì tôi làm tới đâu viết tới đó, chưa rõ xu hướng như thế nào và có cái gì đáng ghi nhận không nên tốt nhất làm với mẫu dữ liệu nhỏ trước.

Tôi sẽ xem thử: khi mua cổ phiếu ngay ngày giao dịch đầu tiên trên HOSE thì sẽ có kết quả như thế nào sau: 2, 3, 4, 5, 10, 30, 60, 120, 180, 360 ngày. Khoảng này tôi tự chọn theo ý mình với mục đích biết trong độ vài ngày sau khi được giao dịch thì sẽ biến động thế nào, rồi sau đó 360 ngày thì sẽ thế nào.

Vì mục tiêu của bài viết là để biết biến động giá, nên tôi không xem xét giá trong dài hạn (hơn 1 năm) bởi vì còn có yếu tố nội tại của doanh nghiệp, của thị trường, nền kinh tế hay tâm lý của nhà đầu tư tác động…

Bài viết này là để làm thỏa mãn sự tò mò của bản thân, chứ không phải áp dụng để đoán cách mua cổ phiếu lần đầu tiên giao dịch.

P/S: Chắc chắn bài viết sẽ có một vài sai sót nhỏ


2. Năm 2014

Dữ liệu của tôi trong năm 2018 có tất cả 8 cổ phiếu. Đây cũng là năm mà các nhà đầu tư được biết đến MWG.

Tỷ suất sinh lợi khi mua và nắm giữ ngay ngày giao dich đầu tiên (phần trăm)

Thông tin trên là tỷ suất sinh lợi mà một nhà đầu tư có được sau một quãng thời gian mà tôi cho là phù hợp, được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ vì sợ nhìn bảng nó nhiều số khiến khó tiếp nhận thông tin.

Nhìn chung, qua mẫu dữ liệu ta thấy rằng trong 5 ngày liên tục kể từ lúc được giao dịch lần đầu thì giá cổ phiếu luôn tăng và luôn tăng trần vào ngày thứ 2.

Bắt đầu từ ngày 30 trở về sau có hai cổ phiếu giảm mạnh. Trong khi đó CAV, MWG, SKG lại có mức tăng trưởng cực kỳ cao, tương ứng 101,25%, 104% và 261% sau 360 ngày kể từ ngày mua lần đầu tiên. Tiếp theo là GTN với tăng trưởng 43,86%.

Tuy nhiên đó là trong ngắn hạn, về dài hạn thì ta không thể nào sử dụng các thông tin về ngày “lên sàn” này để mà dự đoán tiềm năng tăng trưởng tương lai. Đây cũng là lý do tại sao tôi chỉ tìm hiểu trong một năm đổ lại.

Xét cả một quãng thời gian từ 2014 đến nay thì SKG hiện tại đã không còn mang lại lợi nhuận cao như trước.

Cả hai cổ phiếu QBSSFG vốn cho thấy tỷ lệ tăng trưởng âm từ đầu nay càng “âm” hơn nữa, mặc dù trong năm 2019 SFG có tăng trưởng về giá lớn.

Trong danh sách chỉ còn hai cái tên là CAVMWG trụ lại và có tăng trưởng. CLL và GTN thì lặn ngụp nhưng cũng có tăng trưởng. Để biết rõ hơn về tỷ suất sinh lợi tương ứng với cổ phiếu thì có biểu đồ sau:

SKG sau một quãng thời gian dài nhờ lợi thế kinh doanh thì đã tụt giảm. Khoản đầu tư gần như trở về lại giá ban đầu nếu như mua và nắm giữ liên tục.

Các cổ phiếu tệ khác là: QBS, SFG và AMD không mang lại giá trị gì cho nhà đầu tư.

Qua dữ liệu năm 2014, tôi có thể tạm nhận xét là:

  • Cổ phiếu tăng trưởng mạnh trong suốt một năm, chưa chắc sẽ duy trì đà tăng trưởng đó (SKG)
  • Các cổ phiếu mà có dấu hiệu suy giảm sau 10 – 30 ngày thì lại là những cổ phiếu sẽ có xu hướng tiếp tục giảm, không nên đầu tư.
  • 5 ngày giao dịch đầu tiên giá của các cổ phiếu đều luôn tăng.

3. Năm 2015

Nhìn chung năm 2015 có vẻ không mấy tốt đẹp với các cổ phiếu như: LDG, HNG, HAH, DGW, BCG, STK. Các cổ phiếu này có điểm chung là vào ngày giao dịch lần đầu bị bán rất mạnh, khiến 10 ngày đầu tiên ai mua cũng bị lỗ. Và từ đó càng mất giá.

Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ ví dụ như BFC, giảm điểm 10 ngày đầu tiên sau ngày giao dịch nhưng mức giảm không sâu. Và TVS tuy giảm sâu nhưng ngày thứ 360 “ôm” thì cuối cùng cũng mang lại lợi nhuận 7%.

Tổng cộng có 6/13 cổ phiếu “ôm” 360 ngày bị lỗ nặng. Tiếp theo ta giả sử đầu tư 1 đồng vào các cổ phiếu này ngay ngày giao dịch đầu tiên.

Vẫn như diễn biến từ kết quả của năm 2014. Những cổ phiếu nào “ôm” 360 ngày mà lời to thì không có hứa hẹn tương lai vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng. Ví dụ như: VPS, DAT và BFC.

HAH, BCG, HNG thì giảm liên tục. NCT thì tuy tăng trưởng tốt nhưng cũng tụt dốc. Chứng tỏ yếu tố doanh nghiệp có tác động chứ không hẳn là do sự tăng trưởng giảm/tăng vào những ngày giao dịch lần đầu.

Trong các cổ phiếu này thì TVS lại trông có vẻ tốt nhất tuy nhiên nhà đầu tư phải nắm giữ đến tận năm 2018 thì giá mới tăng.

Qua dữ liệu năm 2014 và 2015, tôi có thể tạm nhận xét là:

  • Các cổ phiếu nào mà những ngày đầu giao dịch giảm mạnh thì khả năng sẽ tiếp tục xu hướng đó trong vài năm tiếp theo.
  • Các cổ phiếu mà có dấu hiệu suy giảm sau 10 – 30 ngày thì lại là những cổ phiếu sẽ có xu hướng tiếp tục giảm, không nên đầu tư.
  • Các cổ phiếu nắm giữ 360 ngày có lời chưa chắc tương lai vẫn sẽ tăng trưởng.
  • Các cổ phiếu nào mà 5 -10 ngày tăng liên tục thì khả năng cũng sẽ tăng trong ngắn hạn.
  • Tăng mạnh 1,5 – 2 lần so với ngày giao dịch lần đầu thì bán liền (?)

Không hiểu sao nhưng có vẻ không nên đầu tư dài hạn tại Việt Nam chăng?


4. Năm 2016

Trong năm này có ROS nhưng tôi đã loại ra khỏi danh sách. Hy vọng không ai hỏi gì.

Năm nay hầu hết các cổ phiếu có tên tuổi giao dịch lần đầu trên HOSE đều mang lại kết quả tốt đẹp. 6/13 cổ phiếu nắm giữ 360 ngày mang lại khoản lỗ cho các nhà đầu tư. Vẫn như tỷ lệ 50/50 như năm 2015. Trong đó có: KPF, HID, HCD và DAH.

Trong năm này, mô hình có vẻ lập lại với các cổ phiếu vừa giao dịch ngày đầu đã giảm thì sẽ kéo dài mãi như HCD và DAH. Còn các cổ phiếu mà tăng trưởng xong ngày 5- ngày 10 giảm thì sẽ tiếp tục xu hướng giảm.

Các cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ trong 360 ngày có BHN, ADS, SAB, S4A.

Ta thử xem xét cả một quá trình đầu tư:

Ngoài S4A liên tục tăng trưởng qua các năm, các cổ phiếu còn lại đều tăng mạnh rồi lại giảm sau đó. Không có yếu tố nào giúp phán đoán là S4A sẽ tăng trưởng liên tục từ năm 2016 đến nay, giá của S4A những ngày đầu giao dịch rất thấp, không có tăng mạnh như MWG hay SAB…

Ngoài ra tôi lại để ý thêm một yếu tố như năm 2015 đó là các cổ phiếu tăng mạnh rồi sau đó lại sụt giảm. Mốc tăng tường là từ 1,5 – 2 lần so với giá của ngày giao dịch lần đầu.

Qua dữ liệu năm 2014, 2015 và 2016, tôi có thể tạm nhận xét là:

  • Các cổ phiếu nào mà những ngày đầu giao dịch giảm mạnh thì khả năng sẽ tiếp tục xu hướng đó trong năm tiếp theo.
  • Các cổ phiếu mà có dấu hiệu suy giảm sau 10 – 30 ngày thì lại là những cổ phiếu sẽ có xu hướng tiếp tục giảm, không nên đầu tư.
  • Các cổ phiếu nắm giữ 360 ngày có lời chưa chắc tương lai vẫn sẽ tăng trưởng.
  • Các cổ phiếu nào mà 5 -10 ngày tăng liên tục (và tăng mạnh) thì khả năng cũng sẽ tăng trong ngắn hạn.
  • Tăng mạnh 1,5 – 2 lần so với ngày giao dịch lần đầu tiên thì bán liền (lần này sẽ không phải là chấm hỏi nữa mà tôi nghĩ rằng thị trường Việt Nam khó có thể tìm được một cổ phiếu tăng trưởng dài hạn)

Tất cả nhận xét đều là định tính.


5. Năm 2017

Đây là năm sôi động nhất thị trường chứng khoán thời gian qua, liên tục có những người mới tham gia thị trường, các cổ phiếu trong năm liên tục tăng trưởng mạnh tính bằng lần. Vì thị trường năm này rất tốt nên có rất nhiều cổ phiếu mới niêm yết trên HOSE lý do một phần là từ sự hưng phấn của các nhà đầu tư về thị trường chứng khoán.

Không ai muốn niêm yết vào những thời điểm dầu sôi lửa bỏng, khi nền kinh tế có dấu hiệu suy yếu cả vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Vì thế, ta biết rằng, những lúc thị trường hưng phấn, niềm tin dâng cao thì các cổ phiếu niêm yết mới và được giao dịch lần đầu trên HOSE sẽ rất nhiều, tuy nhiên về chất lượng có tốt hay không thì phải xem xét.

Dữ liệu có 24 cổ phiếu, nhưng 13/24 cổ phiếu mang lại tỷ suất sinh lợi âm vào ngày thứ 360. Cũng với tỷ lệ ~50/50 như dữ liệu các năm trước.

Tăng trưởng mạnh nhất trong thời gian này chính là VJC.

Mô hình có vẻ tiếp tục lập lại:

Với các cổ phiếu vào ngày thứ 5 và 10 nếu liên tục tăng trưởng mạnh thì giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng vào thời gian sau đó. Như: PLP, LEL, HII, CTF, BWE, VJC.

Còn các cổ phiếu mà có xu hướng giảm ngay từ ngày thứ 2, hoặc ngày 5-ngày 10 thì sẽ duy trì xu hướng giảm đến ngày thứ 360, như: EVG, TDG, TLD, VPB. Trong đó có các trường hợp ngoại lệ như: PLP, FTS và FTM “xanh” nhưng sau đó lại giảm.

Bây giờ ta thử giả định đầu tư từng cổ phiếu để xem những cổ phiếu này có tiếp tục duy trì sự tăng trưởng cũng như giảm điểm không.

Bây giờ thì biểu đồ có vẻ bắt đầu rối rồi.

Đầu tiên tôi sẽ xem xét các cổ phiếu mà nắm giữ tới ngày thứ 360 nhưng mà vẫn mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư: VJC, VCI, PLX, LEC, HII, CTF, BWE.

  • VJC: sau khi mang lại 3x lợi nhuận từ một đồng thì nay đã giảm còn tầm 1,5x. Nguyên nhân là do tác động của COVID-19 đầu năm 2020 nay.
  • VCI, PLX: sau khi mang lại lợi nhuận 2x khoảng giữa năm 2018 thì đã tụt dốc không phanh.
  • LEC: Mang lại lợi nhuận 2,5x sau ngày giao dịch đầu tiên thì hiện tại đang có xu hướng giảm. Trường hợp tương tự xảy ra với HII
  • CTF: thì lại tốt hơn sau khi mang lại lợi nhuận 2,5x tuy có suy giảm nhưng sau đó đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.

Có hai trường hợp cá biệt là FTMFTS. Những ngày giao dịch đầu tiên khiến nhà đầu tư lỗ nhưng khi “ôm” đến tầm 1 năm sau thì bắt đầu có lời. FTM sau khi đạt lợi nhuận 1,6x giá của ngày giao dịch đầu tiên thì bắt đầu tụt không phanh. Trong khi đó FTS may mắn hơn đó là tăng trưởng mạnh đến cuối năm 2018, rồi sụt giảm nhưng hiện tại cũng đã tăng lại.

Tất nhiên là yếu tố doanh nghiệp, vi mô, vĩ mô các thứ cũng có tác động đến sự tăng/giảm giá cổ phiếu chứ không phải chỉ là yếu tố tăng/giảm giá vào những ngày giao dịch lần đầu.

Qua dữ liệu các năm trước và 2017, tôi có thể tạm nhận xét (định tính) là:

  • Các cổ phiếu nào mà những ngày đầu giao dịch giảm mạnh thì khả năng sẽ tiếp tục xu hướng đó trong năm tiếp theo.
  • Các cổ phiếu mà có dấu hiệu suy giảm sau 10 – 30 ngày thì lại là những cổ phiếu sẽ có xu hướng tiếp tục giảm, không nên đầu tư.
  • Các cổ phiếu nắm giữ 360 ngày có lời chưa chắc tương lai vẫn sẽ tăng trưởng.
  • Các cổ phiếu nào mà 5 -10 ngày tăng liên tục (và tăng mạnh) thì khả năng cũng sẽ tăng trong ngắn hạn.
  • Tăng mạnh 1,5 – 2 lần (2 lần là tăng 100%) so với giá của ngày giao dịch lần đầu tiên thì nên bán.

6. Năm 2018

Năm 2018 khá ảm đảm do dòng tiền mới không chảy vào thị trường nữa như giai đoạn cuối năm 2017, khiến giá các cổ phiếu đa phần giảm trong thời gian này.

Quãng thời gian cuối năm 2017 là lúc thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh mẽ, cuốn hút nhiều nhà đầu tư mới đầu tư không chỉ vào chứng khoán mà còn các công cụ khác như quỹ tương hỗ, các dịch vụ tài chính thay nhau ra mắt. Tôi nhớ có cái dịch vụ nào đó quảng cáo là đầu tư một lúc nhiều danh mục, mỗi danh mục bao gồm các quỹ tương hỗ khác nhau phù hợp với mức độ rủi ro của nhà đầu tư… đối tượng khách hàng là các bạn trẻ.

Sau đó 1 năm thì phần lớn đã có cái nhìn không mấy tốt đẹp về các loại hình đầu tư, quỹ mở này do bị đầu tư thua lỗ.

Quay lại vấn đề chính:

Cho tới giai đoạn này thì việc giá cổ phiếu tăng trưởng vào ngày thứ 5 và 10 không còn có thể dùng để phát đoán xu hướng tăng trưởng trong tương lai nữa. Do có: YBM, TCM, HVH, HTN HSL. Đây là các cổ phiếu giá tăng liên tục vào ngày thứ 5-10, và 30 nhưng vào ngày thứ 360 thì lại giảm thấp hơn cả giá của ngày giao dịch lần đầu tiên.

Đa phần các cổ phiếu niêm yết trên HOSE vào năm 2018 đều có kết cục giảm điểm mạnh sau 360 ngày nắm giữ, tổng số 13/ 19 cổ phiếu trong đó có các tên tuổi nổi tiếng như: TCB, VHM, FRT… mà báo đài hay đăng. Xu hướng của 3 cổ phiếu này đều giảm điểm mạnh vào

Bây giờ tôi thử xem xét tình huống đầu tư vào các cổ phiếu xem ra sao:

Đầu tiên, việc giảm điểm của các cổ phiếu vào ngày thứ 360 không phải là do COVID-19.

Cổ phiếu AST tăng trưởng rất tốt, đến 2,0x nhưng sau đó lại sụt giảm đầu năm 2020 do COVID. Đây là yếu tố trùng hợp với quan điểm mua và bán ngay khi lợi nhuận là 1,5-2x giá của ngày giao dịch đầu tiên.

Các cổ phiếu có xu hướng giảm ngay từ đầu như: FRT, VHM, CRE, TCB thì vẫn giữ xu hướng giảm.

Qua dữ liệu các năm tôi có thể tạm nhận xét (định tính) là:

  • Các cổ phiếu nào mà những ngày đầu giao dịch giảm mạnh thì khả năng sẽ tiếp tục xu hướng đó trong năm tiếp theo.
  • Các cổ phiếu mà có dấu hiệu suy giảm sau 10 – 30 ngày thì lại là những cổ phiếu sẽ có xu hướng tiếp tục giảm, không nên đầu tư.
  • Các cổ phiếu nắm giữ 360 ngày có lời chưa chắc tương lai vẫn sẽ tăng trưởng.
  • Tăng mạnh 1,5 – 2 lần so với giá của ngày giao dịch lần đầu tiên thì nên bán.

7. Tổng Kết

Thật khó để có thể chọn được một cổ phiếu mới lên sàn mà có thể nắm giữ trong một quãng thời gian dài.

Với dữ liệu 77 cổ phiếu niêm yết trên HOSE. Tôi có danh sách các cổ phiếu an tâm nắm giữ trong suốt thời gian kể từ ngày niêm yết lần đầu tiên: MWGCAV (năm 2014), TVSCSV (năm 2015), S4A (năm 2016), CTFVJC (năm 2017), AST, FIR, HPXVPG (năm 2018). Tổng cộng 11/77 cổ phiếu. Tỷ lệ để chọn ra đúng một cổ phiếu để “ôm” dài hạn rất thấp.

Các cổ phiếu còn lại một là giảm mãi không thấy đáy, hai là tăng trưởng đến mức 1,5x – 2,0x giá so với ngày giao dịch đầu tiên là bắt đầu có xu hướng giảm, dòng tiền đi mãi không quay trở lại.

Vì thế tôi cho rằng, với những cổ phiếu mà có xu hướng tăng liên tục trong ngắn hạn 10-30 ngày sau ngày giao dịch đầu tiên thì giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng đến mức 1,5x – 2,0x . Đây là một trong những yếu tố để các nhà đầu tư xem xét bán cổ phiếu.

Tất nhiên đó chỉ là kết luận theo quan điểm của tôi, không có làm các phân tích hồi quy này nọ bởi vì mục đích của tôi chỉ là tìm hiểu dữ liệu mà thôi, làm mấy cái kia tốn thời gian cũng chẳng để làm gì vì tương lai chẳng ai biết đâu mà lần.

Đây chỉ là những dữ liệu của các cổ phiếu niêm yết lần đầu trên HOSE, không có HNX và UPCOM nên tôi không thể nói chung chung hết cả thị trường. Tuy nhiên kết quả mang lại khá thú vị nên sẽ suy nghĩ làm HNX và UPCOM sau.

P/S: Cám ơn trang vietstock.vn đã cung cấp dữ liệu miễn phí.


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


5 responses

  1. Lam Mai Avatar
    Lam Mai

    Bài viết của anh rất hay. Em cũng mua LPB canh ngày chuyển sàn Hsx nhưng khôg thành công. Giá đi xuống 1 mạch sau đó.

    Anh có thử tìm hiểu về sự biến động ngày giao dịch phái sinh và ảnh hưởng đến các mã cổ phiếu chưa ạ. Nếu có anh có thể chia sẽ.

    Chúc anh sức khoẻ và có nhiều bài viết hay!

    1. Cám ơn bạn đã đưa ý tưởng, để mình thử xem có làm được không.

  2. Cảm ơn bài viết chi tiết của bạn. Mình cũng nắm 1 số mã giống bạn: VNM, AST, MWG. Theo bạn thấy ở thời điểm này AST có đáng đầu tư cho 5 năm tới không?

    1. Chào bạn. Mình không hay đưa khuyến nghị hay nhận định về chứng khoán. Quan điểm của mình là có, do TASECO hoạt động tại các sân bay lớn: Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Nội Bài, Vân Đồn, Phú Quốc… Trong đó Đà Nẵng, Vân Đồn và Phú Quốc khi du lịch quay trở lại sẽ đón tiếp một lượng khách lớn hơn nữa do tiềm năng của các khu này. Comment ở trên đây thì mình chỉ có thể đưa quan điểm cá nhân sơ sài chứ không phân tích chuyên sâu về nội tại doanh nghiệp được. Để hiểu hơn thì bạn nên đọc báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán. Ngoài ra trong danh mục của mình cũng có AST nên có thể ảnh hưởng đến quan điểm và kỳ vọng của mình trong quá trình nhận định doanh nghiệp.

      1. Mình có xem phân tích của các CTCK, cá nhân mình chỉ lấy thông tin còn nhận định của họ thì bỏ qua. Có 1 bài báo nhận xét ngành hàng không TG phải 4-5 năm mới hồi phục về như trước dịch. Sau khi xem thống kê của bạn về du lịch VN sau mỗi đợt dịch trước đây thì mình thấy an tâm hơn với lựa chọn này.
        Cảm ơn và chúc bạn thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭