Đổ lỗi cho ai khi thị trường chứng khoán sụt giảm!?

Tôi có đi dạo một vài diễn đàn về chứng khoán khi VNINDEX đang điều chỉnh và thấy rất nhiều người đổ lỗi cho nhà nước, tôi mạn phép copy nguyên văn một ví dụ vào đây:

“Như này rõ ràng thị trường Chứng khoán VN bị thao túng rõ ràng, như thế này chả bao giờ sẽ được nâng hạng, chả bao giờ sẽ thu hút được nhà đầu tư nước ngoài như chính phủ muốn ? Buồn cho VN, quá buồn bọn ủy ban chứng khoán chả hiểu ngồi trên đó làm gì, ko quản lý nổi”

– Một người nào đó.

Nó làm tôi nhớ đến bài viết mô tả thị trường trong đợt nổ bong bóng năm 2008:

Cao trào là rất nhiều nhà đầu tư kéo đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày 5/3/2008 để “bày tỏ sự giận dữ”. Người viết bài này may mắn được chứng kiến hàng đoàn nhà đầu tư đi ôtô, taxi ùn ùn kéo vào sảnh đòi “đối chất” với cơ quan quản lý.

Trước đó, nhóm nhà đầu tư này cũng đã kéo tới Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Mặc dù nhà đầu tư tỏ ra rất bức xúc trước thực trạng giá trị tài sản đang giảm mỗi ngày, nhưng không thấy ai bàn về những chiếc xe đắt tiền đang đậu đầy ngoài cửa!

Chứng khoán Việt và cơn sóng thần 2008: Cú knock-out cuối cùng – vneconomy.

Vậy, bây giờ ngồi nhìn lại thì nên đổ lỗi cho ai? Đổ lỗi cho các tổ chức vì kéo giá cổ phiếu lên? Đổ lỗi cho nhà nước vì để đầu cơ lộng hành? Đổ lỗi các công ty chứng khoán siết margin?… Ta nên đổ lỗi bản thân mình trước khi nghĩ đến những người khác.

Có một điều mà những người hay than vãn họ không thấy được đó chính là sai lầm của họ.

Ai là người bấm nút Mua và Bán? – Ta

Ai là người quyết định mua cổ phiếu nào? – Ta

Ai là người run sợ khi thấy cổ phiếu giảm? – Ta

Tôi có thể hỏi thêm chục câu hỏi nữa về các quyết định trên thị trường, nhưng các câu trả lời đều có điểm chung, đó là do chính bản thân chúng ta quyết định. Những tổ chức họ không ép tôi mua, nhà nước cũng không ép tôi phải đầu tư công ty này, công ty nọ, công ty chứng khoán không hề quan tâm đến danh mục đầu tư của tôi. Vậy cớ gì lại phải đổ lỗi cho họ khi chúng ta mua nhầm cổ phiếu? Nhưng có nhiều người không hề công nhận đó là lỗi của họ, họ không công nhận lòng tham tít mắt đã dẫn họ mua một cổ phiếu đang giá cao điểm. Họ không công nhận rằng họ đã quá sợ hãi mà bán tháo tất cả. Họ không công nhận rằng do họ thiếu bình tĩnh mà đã mua bán liên tục trên thị trường dẫn đến việc đã lỗ còn thêm lỗ. Họ không công nhận rằng họ đang đánh bạc thay vì đầu tư.

Hãy thay đổi cách nhìn về về những sai lầm

Cho dù bạn cố gắng thế nào, nỗ lực thế nào đi nữa chắc chắn sẽ tới một thời điểm bạn gặp thất bại. Mục tiêu mà chúng ta phấn đấu càng to lớn thì tần suất gặp thất bại sẽ xuất hiện nhiều hơn, do đó cần phải chấp nhận những thất bại đó thay vì trốn tránh, hãy học hỏi từ nó và tiếp tục công việc. Chỉ có những người tiếp tục đứng dậy sau khi học từ lỗi lầm ấy mới vĩ đại. Chúng ta hay xem những lỗi lầm là thứ gì đó thật tệ hại và phải cố gắng tránh nó càng xa càng tốt, nên nhớ ngọc không mài không sáng.  Nếu cứ mãi tránh né những lỗi lầm của bản thân thì ta sẽ không bao giờ tiến bộ được.

“Khi bạn sai lầm, hãy chấp nhận nó một cách nhanh chóng và dứt khoát.”

Dale Canegie, Đắc Nhân Tâm.

Chúng ta gọi những việc xảy ra là Xấu nếu nó Xấu với bản thân của mình hay với những người khác mà bỏ quên đi ý nghĩa của nó.[su_highlight]Không có thứ gì hoàn hảo trên đời này cả, ngay cả thiên nhiên cũng vậy. Vì thế, thay vì giấu diếm những sai lầm đó và giả vờ như chúng ta hoàn hảo thì hãy đứng dậy và đương đầu với nó. Bạn không thể học được từ những sai lầm của bản thân nếu bạn không chấp nhận rằng bạn là người gây ra! Và nếu bạn không rút ra được bài học từ những sai lầm đó thì bạn sẽ xu hướng lập lại nó.[/su_highlight]

Phải mở rộng thế giới quan ra, cởi mở với tất cả mọi thứ. Thay vì trốn tránh sai lầm hãy đối đầu trực diện với nó, đó chính là bước đi đầu tiên để giải quyết vấn đề. Như tôi đã nói ở trên, chúng ta xem nó là xấu nhưng thực ra nó không phải như vậy. Khi một sai lầm nào đó xuất hiện, mục đích của nó chính là cảnh báo ta về một việc gì đó và giúp chúng ta điều chỉnh lại hướng đi của mình. Ví dụ như khi bạn đầu tư vào các công ty in giấy không có giá trị và giá giảm thì đó chính là lúc nó cho chúng ta biết rằng ta đang lầm đường lạc lối, cần phải chấn chỉnh lại phương pháp đầu tư.

Dù cuộc đời có đưa đẩy bạn đến đâu, bạn vẫn sẽ luôn thấy thành công nếu bạn chịu trách nhiệm với tất cả những hành động của mình.

Hãy đọc bài viết sau để biết cách xoa dịu sự căng thẳng nếu bạn gặp sai lầm.

Làm điều này khi bạn thấy lo lắng trong lòng


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭