Một số nhà đầu tư chứng khoán mới tham gia thị trường, họ được các broker giới thiệu công ty chứng khoán của mình, giới thiệu các khoản ưu đãi thế này thế nọ như được tặng phí giao dịch 1 triệu đồng khi mở tài khoản… Cái rủi ro nhất trong khi đầu tư đó chính là chi phí giao dịch nhưng ít ai lại quan tâm tới nó vì họ nhìn thấy con số quá nhỏ. Đây là cái sai vô cùng lớn. Số tiền mà bạn phải chi trả cho khoản đầu tư của bạn sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn đến những gì bạn đang có trong túi. Bạn nên biết: tất cả các khoản đầu tư nào cũng đều có chi phí và cái số tiền mà bạn trả phí đó sẽ tích lũy tăng dần theo thời gian.
Tưởng tượng bạn đang trên một con thuyền tới hòn đảo mà bạn mong muốn, nhưng bạn đi được bao xa khi mà cái thuyền ấy có một cái lỗ bên dưới? Lúc đầu nó sẽ rỉ nước từng chút một bạn không để ý cho tới khi một nửa con thuyền toàn là nước nó sẽ nhấn chìm bạn.
Tại sao chi phí lại quan trọng đến thế?
Chi phí khi giao dịch (đầu tư) thường không phải là một vấn đề lớn để quan tâm nhưng mà những chi phí đó sẽ tích lũy tăng dần theo lợi nhuận từ khoản đầu tư của bạn. Bạn không những mất 1 số tiền nhỏ khi bạn trả phí giao dịch mà còn mất 1 khoản chi phí khác cho lợi nhuận sau này của mình trong tương lai.
Tôi xin ví dụ một trường hợp nho nhỏ. Tưởng tượng bạn đang có 100 triệu đồng để đầu tư. Nếu bạn được lợi nhuận khoảng 10%/năm trong vòng 10 năm tới (đã bỏ qua lạm phá) và không hề trả bất kỳ cái chi phí nào hết thì cuối cùng bạn sẽ nhận được 259.374.000 đồng (đã làm tròn)
Bây giờ, nếu bạn trả một khoản phí cố định là 1,5%/năm, sau 10 năm bạn sẽ có 215.892.000 đồng.
Chỉ với 1,5%/năm thôi mà nó đã lấy hết hơn 16% giá trị danh mục đầu tư của bạn. Bây giờ thì con số đó nhỏ hay to đối với bạn?
Đó là ví dụ về chi phí cố định bạn chỉ trả 1,5%. Còn trường hợp bạn giao dịch liên tục, một tháng 4-5 giao dịch, mỗi giao dịch đều có tính phí thì tôi chắc chắn rằng số tiền mà bạn mất còn nhiều hơn nữa.
Thuế thu nhập cá nhân
Đầu tư được xem như một trò chơi với tổng bằng không. Khi hai người giao dịch cổ phiếu, một phải thắng và một phải thua. Nếu bạn mua xong mà giá tăng liền ngay sau đó thì bạn thắng. Nhưng bạn phải thắng nhiều hơn nữa để có thể hòa vốn sau khi trừ đi chi phí giao dịch.
Nhưng còn một cái hết sức nguy hiểm đó là nếu bạn thắng thì bạn phải trả thuế cho khoản lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu. Với những ai giao dịch liên tục thì hai yếu tố: chi phí giao dịch và thuế thu nhập giống như kẻ giết người thầm lặng, từ từ “ăn” hết tất cả lợi nhuận của bạn. Hiện tại thuế thu nhập cá nhân từ việc bán chứng khoán mà có lời là 20%.
Lợi nhuận của bạn đã bị teo lại còn 92,7 triệu đồng sau khi đã trừ đi thuế thu nhập cá nhân. Việc này là không thể nào tránh khỏi được, vì khi bạn đã ra lệnh bán thì tất nhiên sẽ bị đánh thuế lợi nhuận.
Rất nhiều tỷ phú như Warren Buffett mua và nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài. Nếu không bán thì sẽ không chịu phí giao dịch, và cũng không hề phải đóng một mức thuế thu nhập nào cả trong khi tài sản của họ vẫn tăng đều đều hằng năm. Họ chỉ phải tính thuế với khoản thu nhập thực có mà thôi. Vì vậy, cái mà tôi nhắn nhủ ở đây là chúng ta nên hạn chế giao dịch liên tục trên thị trường, về cơ bản thị trường luôn luôn tăng nên hãy chọn những cổ phiếu tốt, gắn liền với nền kinh tế hoặc danh mục index mà nắm giữ.
So sánh các công ty chứng khoán
Bạn đã biết được tầm quan trọng của chi phí trong giao dịch, và bạn sẽ cẩn thận hơn khi lựa chọn công ty chứng khoản để mở tài khoản. Sau đây tôi xin liệt kê vài công ty chứng khoán mà tôi biết kèm theo phí giao dịch dành cho nhà đầu tư nhỏ lẻ:
Công ty chứng khoán | Chi phí mỗi giao dịch |
SSI | 0,25% |
ACBS | 0,35% |
VND | 0,15% |
HSC | 0,35% |
Có thể bạn sẽ có suy nghĩ rằng: những công ty mà chi phí cao thì họ sẽ có dịch vụ tốt hơn. Nhưng thật sự liệu có như vậy không? Lúc đầu tôi tìm hiểu rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường và tôi biết quyết định lựa chọn công ty cổ phiếu phần lớn là do đọc báo và thấy người ta nói công ty X, công ty Y tốt, chiếm thị phần nhiều nên họ tin tưởng chọn lựa công ty đó. Nhưng thực chất vấn đề bạn cần phải xác định ở đây rằng: cái mục đích cuối cùng bạn nhắm đến là lợi nhuận của bạn. Có rất nhiều công ty chứng khoán tốt như 4 cái tôi đã liệt kê ở trên, cả 4 công ty đều như nhau cho nên chúng ta sẽ chẳng dại gì mà chọn công ty có chi phí giao dịch cao làm gì.
Chính vì thế tôi mới lựa chọn công ty VnDirect là công ty tôi mở tài khoản. Còn thêm một lý do nữa là giao diện đẹp, dễ nhìn.
Ngày tôi quyết định đến với công ty VND lúc đó tôi tìm hiểu trên mạng thì thấy thị phần công ty này thấp lè tè nhưng cái đó không phải là cái tiêu chí để tôi chọn lựa. Như đã nói ở trên, thị phần dù thấp hay cao nó cũng chẳng ảnh hưởng đến danh mục của tôi. Cái chi phí mới là cái quyết định. Hiện tại đã có báo cáo thị phần của các công ty chứng khoán Việt Nam trên HNX và Upcom, và ngạc nhiên cực kỳ đó chính là VND đang xếp ở vị trí thứ 2, trong khi vài năm trước ở lẹt đẹt 5 và 6.
Tôi có tham khảo một khảo sát 2400 nhà đầu tư và thấy số lượng nhà đầu tư mở tài khoản ở VND cao hơn ở SSI.
Và tình hình phát triển của công ty VND:
Nếu ngày trước tôi chọn lựa SSI vì SSI nổi tiếng mà bỏ qua VND vốn một công ty chẳng mấy tiếng tăm và thị phần chẳng có bao nhiêu như SSI thì tôi đã lầm to.
Kết luận
Nếu bạn đang muốn mở một tài khoản chứng khoán thì tôi khuyên nên mở tại công ty VND vì chi phí giao dịch thấp.
Hãy luôn tìm hiểu kỹ chi phí giao dịch của công ty chứng khoán, nếu quá cao hãy bỏ nó ngay cho dù công ty đó có nổi tiếng thế nào. Cái đích đến là hạn chế chi phí tối đa hóa lợi nhuận danh mục đầu tư của bạn.
Leave a Reply