FED hạ lãi suất

Bài viết này chứa đựng nhiều suy nghĩ của tôi về việc FED hạ lãi suất, kỳ vọng của các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán Mỹ và Việt Nam.

Ngày hôm nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 997 điểm kết phiên, thị trường tăng mạnh nhờ động lực từ VHM và VIC. Hưởng ứng từ tin ngân hàng hạ lãi suất cho vay. Hoặc cũng có thể là từ tin FED hạ lãi suất 0,25%.

Trước khi FED hạ lãi suất, thì thị trường đã kỳ vọng rằng FED sẽ hạ lãi suất vào cuối tháng, và ai ai cũng chắc chắn 100% về điều đó. Những niềm vui, phấn khởi, hồ hởi tràn ngập thị trường.

Trong thâm tâm mọi người đều nghĩ đơn giản rằng: Nói về kinh tế căn bản thì: Khi nền kinh tế suy yếu -> Cắt giảm lãi suất -> Kích thích nền kinh tế -> Doanh nghiệp ăn tốt hơn -> Giá cổ phiếu tăng lên -> GDP tăng cao.

Vậy thì việc hạ lãi suất này có tốt không?

Tôi sẽ điểm qua vài lý do mà lãi suất thấp có ích:

  • Lãi suất thấp sẽ giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư dự án hơn, chi phí lãi vay cũng sẽ thấp nên chắc chắn lợi nhuận mà họ gặt hái được sẽ cao rồi.
  • Vì có nhu cầu mở rộng nên họ cũng có nhu cầu tuyển dụng mới nhân công. Điều này giúp giải quyết được tình trạng thất nghiệp, mang lại thu nhập cho nhiều người.
  • Lãi suất thấp thì người dân bây giờ sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, mua nhà, mua xe mà không cần phải bận tâm việc trả lãi cao nữa.
  • Những doanh nghiệp hay cá nhân chọn lãi suất thả nỗi khi vay vốn thì rất thích xu hướng lãi suất giảm.
  • Chiết khấu dòng tiền tương lai về thì giá trị hiện tại cao hơn là khi có lãi suất cao. (Làm cho các nhà đầu tư thấy bỗng dưng tài sản có giá trị hơn)

0,25% mọi người cho là tốt. Vậy thì còn 0,5% thì sao? Giảm 1% thì sao? Giảm 2% luôn không tốt sao?

Như tôi đã đề cập ở trên về việc mọi người sẽ nghĩ đơn giản thế nào về việc hạ lãi suất. Còn nghĩ phức tạp thì sao?

Hà cớ gì đang yên đang lành lại giảm lãi suất? Chỉ có giảm lãi suất khi mà họ nhận ra rằng nền kinh tế đang có một vấn đề nào đó.

Một số vấn đề về việc hạ lãi suất, hay lãi suất thấp:

  • Việc hạ lãi suất sẽ dẫn đến xu hướng tiếp tục hạ lãi suất. Vấn đề này nó rất quan trọng, đó là lý do tại sao ông Powell lại lên tiếng về chuyện này nhằm để đám đông không hoang mang (có nghĩa rằng trong thâm tâm của ông đang hình dung có khả năng điều này sẽ xảy ra)

“Let me be clear: What I said was it’s not the beginning of a long series of rate cuts. I didn’t say it’s just one or anything like that. When you think about rate-cutting cycles, they go on for a long time and the committee’s not seeing that. Not seeing us in that place. You would do that if you saw real economic weakness and you thought that the federal funds rate needed to be cut a lot. That’s not what we’re seeing”

Fed Chairman, Jerome Powell.

Biểu đồ về Fed Fund Rate tôi đã trình bày ở các bài viết trước, nay sẽ dùng lại để dẫn chứng cho điều đó:

  • Việc hạ lãi suất là tiền đề tạo ra khủng hoảng trong 3 đợt khủng hoảng gần nhất. *Dotcom tôi cho là một đợt khủng hoảng trên thị trường chứng khoán Mỹ, mặc dù nó có thể không phải xem là một đợt khủng hoảng.
  • Lạm phát sẽ gia tăng. Việc nhu cầu chi tiêu tăng mạnh nhờ lãi suất thấp sẽ làm cho nguồn cung một hàng hóa nào đó trên thị trường không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, mà vì cầu cao – cung thấp cho nên giá cả của món hàng hóa này cũng sẽ tăng cao. Mà giá cả hàng hóa tăng, thì đồng lương cũng phải tăng theo. Một điều mà tôi thấy ở Việt Nam hiện tại đó chính là lạm phát tiền lương.
  • Lãi suất thấp, gửi ngân hàng không có nghĩa lý gì cả. Nên bây giờ các nhà đầu tư sẽ lựa chọn kiểu hình đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn: đầu tư cổ phiếu và mua bất động sản. Nếu lạm phát cao thì họ sẽ mua vàng. Không ai gửi tiết kiệm hay mua trái phiếu chính phủ làm gì cả.
  • Lãi suất thấp, sẽ kích thích cái ham muốn dùng đòn bẩy trong đầu tư. Ai cũng vậy, kinh doanh, sản xuất, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản đều thích cái món này. Và vô hình chung sẽ tạo nên bong bóng trong tương lai.

Tôi không bàn chỉ số thất nghiệp của Mỹ  ở đây (có rất nhiều người dùng chỉ báo này, ở bài viết trước tôi cũng có đính kèm vào) tại vì đối với tôi, chỉ báo đó nó chỉ là con số. Nó không phản ánh được số lượng việc làm đó từ ngành nghề nào, nó không có tác dụng bởi vì nó vẫn sẽ có khả năng duy trì ở mức thấp vì nhiều ngành nghề trả lương thấp ra đời trong điều kiện kinh tế không được tốt.

Đây, có thể là có nhiều người suy nghĩ như vậy nên S&P500 hôm nay đã giảm 32 điểm (1%).

Tiếp theo, tôi dự đoán rằng đồng đô-la Mỹ sẽ yếu đi do lạm phát có thể tăng cao, dẫn đến việc giá vàng sẽ tăng do người ta có xu hướng mua vàng khi nền kinh tế bất ổn, là để hedge lạm phát. Giá vàng đã liên tục tăng từ đầu năm tới nay, tôi cho rằng xu hướng tăng này vẫn sẽ còn tiếp tục.

Một vấn đề khác liên quan đến tâm lý. Đó là nếu người ta nghĩ rằng việc hạ lãi suất là tốt, họ sẽ đẩy mạnh đầu tư hơn, họ lạc quan về thì trường hơn và làm tốt hơn. Còn nếu họ lo sợ, hạn chế đầu tư sản xuất kinh doanh thì lúc này xu hướng nền kinh tế lại rẽ sang một hướng khác.

Thời kỳ tăng trưởng thị trường chứng khoán Mỹ, nền kinh tế Mỹ hiện nay đang được xem là dài nhất trong lịch sử.

Và cũng như bao thời kỳ khác, cái gì cũng có điểm dừng của nó. Nó chỉ kéo dài để người ta nghĩ rằng nó sẽ kéo dài mãi mãi. Cũng giống như khi mua cổ phiếu, ta cứ nghĩ rằng giá cổ phiếu nó sẽ đi lên mãi.


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭