Hạc 2018 nghĩ rằng:
Kinh tế Việt Nam và nhu cầu tiêu dùng
Kinh tế Việt Nam đang phát triển tốt, hầu hết các công ty trên sàn chứng khoán đều làm ăn có lợi (vì kinh tế phát triển, lạm phát, giá cả tăng cao nên lợi nhuận cũng tăng). Thu nhập bình quân đầu người tăng cao, ước khoảng ~2400 USD tuy nhiên tôi 2018 lại thấy rằng cái khoảng cách giàu-nghèo ngày càng xa vời. Giá cả tăng do lạm phát, người giàu và tầng lớp trung lưu chi tiêu thoải mái nhưng cho dù lương cơ bản có tăng đi nữa thì người nghèo, tầng lớp công nhân vẫn chật vật với cuộc sống, cứ mỗi đợt Tết về là trên mạng lại ngập bài báo công nhân mất ăn Tết. Giá xăng, giá điện tăng làm đồ ăn cũng chạy theo, và cứ nghe lương tăng là giá đồ ăn cũng tăng theo nữa. Bà con cứ chờ hễ nghe tin tăng cái gì là mình cũng tăng giá bán lên cho được. Tôi thắc mắc sao giá xăng giảm mà giá đồ ăn không giảm? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không phấn khởi khi thu nhập bình quân đầu người ~2400 USD. Cái số 2400 này là số thống kê được chứ theo tôi biết thì Việt Nam mình giàu ngầm nhiều lắm. Tính ra thì khối nhà giàu kéo chỉ số lên hơn con số 2400 này nhiều.
[su_highlight]Vì kinh tế tốt cho nên tầng lớp trung lưu phất lên, họ chi tiêu nhiều hơn nên tôi đã đầu tư vào các công ty về mảng bán lẻ và tài chính: VRE, MWG, DGW, VNM, VPB và VND.[/su_highlight]
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế vay để phát triển (giống như hồi xưa 2007) cho nên cũng không có gì lạ khi ngân hàng đẩy mạnh cho vay.
Tín dụng tiêu dùng tăng đến 65%, chiếm khoảng 18%, trong đó phục vụ nhu cầu đầu cơ nhà đất, sửa chữa nhà chiếm 52.9%.
Việc tôi đầu tư vào VPB là do FEcredit. Hiện tại FEcredit đứng đầu tại thị trường tín dụng tiêu dùng Việt Nam với 48% thị phần. Như đã nói, kinh tế tốt nên người dân sẽ thoải mái chi tiêu, họ dễ dàng mua trả góp cái điện thoại mấy chục triệu thông qua FEcredit. Mô hình FEcredit làm tôi nhớ đến bộ phim Yes Man, anh chàng này nói Yes với tất cả khoản vay tiêu dùng nhỏ lẻ của mọi người, một việc mà anh rất ghét phải làm trước đây. Kết quả bất ngờ là lợi nhuận của công ty tăng vọt.
VND là công ty chứng khoán VNDirect, theo số liệu hơn 2400 người mà tôi thăm dò thấy thì thấy 26,4% là mở tài khoản ở VND, kế là SSI.
Tôi lựa chọn VND vì chi phí giao dịch của họ thấp hơn các công ty khác. Không nên xem thường chi phí giao dịch, dù chỉ hơn 0,5% thôi nhưng nếu số tiền giao dịch là 1 tỷ thì chi phí đã đắt hơn 5 triệu rồi. Tôi tin rằng chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục một năm đầy hưng phấn nên đã quyết định mua vào một công ty chứng khoán. Một phần nữa là tôi có mở tài khoản ở đây.
Có vay thì phải có đi mua sắm cho nên tôi mạnh dạn đầu tư vào mảng bán lẻ, các công ty đang hot trên thị trường: VRE, MWG, DGW và VNM. Riêng VNM là sữa ai cũng uống nên tôi mua cho danh mục tăng trưởng lâu dài.
Về phần DGW là đối tác của Xiaomi, tôi đang dùng điện thoại của hãng này nên quyết định mua luôn. Xiaomi là một startup nổi tiếng, dù năm 2016, 2017 hơi thụt lùi nhưng tôi hy vọng 2018 Xiaomi sẽ quay trở lại đường đua. Xiaomi chưa IPO nên tôi chẳng thể nào mua được nên sẵn có DGW ở đây nên đầu tư luôn. Hiện tại kế hoạch của Xiaomi là tấn công thị trường Ấn Độ, ở Việt Nam thì cũng đã mon men dựng một cái store ở Vivo City rồi. Chưa kể DGW còn lấn sân sang mảng bán lẻ dược nhưng tôi ít quan tâm, tôi chỉ mua vì DGW là đối tác phân phối Xiaomi.
VRE có hơn 40 trung tâm thương mại với hơn 1000 khách thuê.
Xu hướng bản lẻ hiện nay là một cái mall thật to bự kèm theo nhiều hình thức giải trí, sự rút lui của Parkson là dấu hiệu cho thấy xu hướng trung tâm thương mại đang trỗi dậy với các ông lớn như Aeon Mall và Vincom. VRE đang có 73 dự án đang xây dựng, tương lai nâng số tổng trung tâm thương mại lên 200.
MWG thì tôi bàn ở dưới, cũng là một ông lớn trong ngành bán lẻ.
Du lịch Việt Nam
Theo thống kê mới nhất của tổng cục du lịch thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam 2 tháng đầu năm tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2017. Còn năm 2017 thì đón 12,9 triệu khách quốc tế tăng 29,1% so với năm 2016. Trong đó lượng khách đường không là nhiều nhất (tất nhiên!). Chắc không cần phải nói chúng ta cũng biết nước nào nhiều nhất. Một phần nhờ chính sách miễn visa nên lượng du khách Châu Âu đến nước ta nhiều hơn, chưa hết[su_highlight]công nghệ thông tin ở nước ta cũng phát triển, các dịch vụ book khách sạn, vé máy bay, thông tin du lịch ngày càng được rõ ràng và tiện lợi hơn những năm 2000[/su_highlight]. Về trước mắt, chúng ta được rất nhiều cái lợi hỗ trợ cho du lịch. Mới đây, tp HCM còn kiến nghị chính phủ mở rộng việc miễn visa cho một số nước, chắc chắn sẽ được thông qua.
[su_highlight]Tôi thấy Việt Nam mình nhiều chỗ đẹp lắm, nhiều bãi biển, khu du lịch đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi[/su_highlight] đáng lẽ phải được phát triển từ lâu rồi nhưng nước ta đi chậm.
Quay lại vấn đề đầu tư chứng khoán Việt Nam. Hiện tại nước ta đã mở rộng đường bay tới nhiều thành phố lớn, gần nhất là tin Vietnam Airlines mở đường bay Nha Trang – Seoul. Tôi đầu tư vào HVN vì du lịch sẽ phát triển mặc dù giá dầu hiện tại đang có xu hướng tăng lên, tôi không mua VJC vì giá VJC hiện tại theo tôi thấy là đang quá cao, 200.000 so với khoảng 55.000 của HVN đó là lý do tại sao tôi 2018 lựa chọn HVN.
Khi đi du lịch ở Cam Ranh, tôi thấy quanh khu này resort đang được xây lên rất nhiều, độ năm 2020-2025 là nguyên khu này toàn là resort. Sân bay quốc tế Cam Ranh đang xây gần xong nữa, tất cả mọi thứ trên đời dường như đổ dồn về phát triển Cam Ranh (tôi hay đùa ai có tiền mua nhà đất ở đây vài năm sau đất lên giá). Tôi thấy khách người Trung Quốc ở sân bay Cam Ranh đi rất là đông, hỏi ra thì biết một ngày khoảng 5000 người nên tôi đã quyết định đầu tư vào CIA, ngay sau đó cũng có tin ASG mua cổ phiếu CIA với giá 61.700đ/cp cũng làm tôi càng thêm niềm tin về CIA.
*Cập nhật 21/03/2018: Thay thế CIA bằng SAS. CIA đã không thuê được mặt bằng trong sân bay Cam Ranh T2.
MWG và khí hậu oi bức Việt Nam
Năm 2017 kết thúc với vô số cơn bão tác động mạnh đến nước ta, tôi đọc tin tức thế giới thì thấy việc biến đổi khí hậu ngày càng rệt bằng những cơn bão, thiên tai, giá rét. Mới vừa đầu năm 2018 thôi đã có một cơn bão tuyết kỷ lục ở Châu Âu nhiều người tử vong. Nước ngoài họ lạnh, còn tôi lại nghĩ Việt Nam sẽ trải qua một đợt nắng nóng kỷ lục vào mùa khô ở TP.HCM và mùa hè ở miền Trung (cái nắng Quảng Trị đập bể đầu).[su_highlight]Người dân sẽ có xu hướng sử dụng điện và mua máy lạnh, thiết bị làm mát nhiều hơn.[/su_highlight] Đó là lý do tại sao tôi chọn mua REE và MWG.
Hiện tại MWG chịu trận “bão” thoái vốn, tin tức đăng rầm rầm trên mạng, giá của MWG liên tục giảm về còn 116.100 (09/03/2018) đỉnh là 138.600 (đã qua điều chỉnh). Theo tôi tin tức thoái vốn đưa ra chỉ để làm dịu xu hướng tăng mạnh về giá,[su_highlight]những bài báo cho rằng thị trường đã bão hòa tôi cho rằng nó nhãm nhí, là những hạt sạn trong đầu cần phải loại bỏ.[/su_highlight] Theo tôi những sự kiện trên thị trường, những diễn biến kinh tế bất ngờ đều xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên, chẳng ai có thể dự đoán được trước khi nó xảy ra cả. Ngoài ra chuyện quỹ đầu tư họ thoái vốn vì hết chu kỳ đầu tư chứ không phải do thị trường bão hòa, họ thấy không còn “ăn” được nữa nên bán. Về cơ bản MWG vẫn phát triển tốt. Với lý do nắng nóng kỷ lục tôi đưa ra ở trên, tôi cho rằng chuỗi Điện Máy Xanh sẽ kéo lợi nhuận 2018 của MWG tăng lên, nhưng chắc chắn báo chí sẽ viết nhiều bài thao túng tâm lý đại loại như chuỗi bán điện thoại của MWG bị tụt lại, gây hoang mang cho đại đa số nhiều người rồi có thể người ta sẽ cho rằng MWG đã tới hồi kết vì nhắc tới chuỗi Thế giới di động là người ta nghĩ ngay tới MWG, nhưng MWG còn bao hết cả điện máy xanh, bách hóa xanh và chuỗi thuốc.
[su_box title=”Cập Nhật 1/2019″ style=”noise” box_color=”#24b440″]
Doanh thu của ĐMX đã vượt chuỗi Thế Giới Di Động. Ngoài ra doanh thu của chuỗi BHX đang rục rịch tăng.
[/su_box]
Điện, năng lượng tái tạo
Nói về điện thì việc đầu tư vào REE hơi mang tính đánh cược. Nhiệt điện vẫn sẽ là nguồn năng lượng quan trọng của nước ta.
Tuy nhiên vì [su_highlight]môi trường thế giới ngày càng khốc liệt nên tôi 2018 cho rằng giá khí, than sẽ tăng cao do nhu cầu sử dụng, mà khi giá đầu vào tăng cao sẽ tác động tiêu cực đến một số doanh nghiệp nhiệt điện[/su_highlight], chưa kể biến động tỷ giá ngoại tệ như vụ nhiệt điện Phả Lại điêu đứng vì chi phí đầu vào. Ngoài ra, EVN tăng giá điện nhưng về cơ bản việc tăng giá này không có tác động lớn tới các doanh nghiệp cung cấp điện. Tôi đồ rằng 2018 EVN sẽ tăng giá điện thêm một lần nữa.
Vì tôi thích xu hướng công nghệ năng lượng tái tạo nên tôi đầu tư vào REE – vốn có cổ phần ở nhiều doanh nghiệp thủy điện. Năm 2017 đi qua để lại muôn vàn bài báo về bão lũ, cũng vì mưa nhiều nên các doanh nghiệp thủy điện làm ăn có lời như trong bài báo Thiên thời địa lợi tiền đang ầm ầm chảy vào túi doanh nghiệp thủy điện, vâng thiên thời địa lợi cho doanh nghiệp nhưng bà con than trời than đất. Thêm một cái tôi dự nữa là năm 2018 tình hình bão lũ vẫn sẽ hoành hành trở lại, các doanh nghiệp thủy điện sẽ ghi nhận nhiều lợi nhuận hơn. Tôi nghĩ vậy thôi nhưng đa phần các chuyên gia và các công ty chứng khoán lại cho rằng các doanh nghiệp thủy điện năm nay không thể ghi nhận mức lợi nhuận như 2017.
REE đầu năm 2017 mua 25% cổ phần công ty phong điện Thuận Bình, nhảy vào lĩnh vực điện gió. Còn một cái nữa tôi vẫn đang chờ là năng lượng mặt trời nhưng chả thấy doanh nghiệp nào lên sàn (có TTC nhưng mà anh Thành ảnh đi bán đường đang điêu đứng vì đường nhập lậu còn năng lượng mặt trời vẫn đang là dự án) vì ở nước ta loại năng lượng tái tạo chỉ dừng lại ở mức tiềm năng vì giá cao phải cần sự bảo trợ của chính phủ trong việc sản xuất điện này. Đó là với nước ta vậy thôi chứ xu hướng năng lượng tái tạo đang nở rộ trên toàn thế giới.
Ở góc độ vĩ mô của nước ta thì việc các chính sách cho dạng năng lượng tái tạo càng trầm trọng hơn khi mà công nghệ chưa phát triển và thiếu vốn đầu tư. Đây cũng là vấn đề khi mà năng lượng tái tạo lần đầu tiên được phát triển ở các nước phát triển. Nhưng cho tới hôm nay, 1/5 nguồn điện của cả thế giới được sản xuất bởi năng lượng tái tạo (~160GW năng lượng sạch), đi đầu trong phong trào là Ấn Độ và Trung Quốc. Khí hậu ô nhiễm khiến chính phủ nhiều nước càng đẩy mạnh việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo, việc Trung Quốc cấm mở các nhà máy thép mới là một động thái cho thấy họ đã quan tâm đến việc ô nhiễm môi trường trong nước.
Ngoài ra công nghệ xe điện, nổi tiếng nhất là Tesla, đang được sử dụng rộng rãi sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Amazon đã triển khai trại năng lượng gió trong năm 2017 ở Texas cho thấy họ đang bành trướng sức mạnh khổng lồ của mình, nhảy vào cả lĩnh vực cung cấp điện năng ước tính cung cấp đủ năng lượng cho hơn 330.000 căn nhà. Chi phí lắp đặt, vận hành năng lượng tái tạo đã xuống ở mức thấp, nhu cầu sử dụng điện và chi phí đầu vào của công nghệ nhiệt điện lại đang tăng cao. Tóm lại,[su_highlight]xu hướng tương lai sẽ là năng lượng tái tạo và hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.[/su_highlight] Các doanh nghiệp năng lượng tái tạo trên thị trường sẽ được hưởng lợi.
…
Tổng kết danh mục mà Hạc 2018 lựa chọn là: VRE, MWG, DGW, VNM về lĩnh vực bán lẻ, REE năng lượng, VPB, VND tài chính, HVN, CIA dịch vụ du lịch. Ngoài ra còn có HBC vì giá đã giảm sâu.
Tôi vẫn đang giữ rất nhiều tiền mặt, tôi không thể vào mua ngay lúc này vì tôi cho rằng thị trường đang bị kéo quá đà, chắn chắn trong tương lai sẽ giảm mạnh.
[su_divider top=”no” style=”dotted” size=”8″]
Phần 2 trình bày lo ngại về thị trường sẽ giảm mạnh.
Thị trường cổ phiếu Việt Nam sẽ điều chỉnh mạnh – các cổ phiếu sẽ giảm hơn 30% trong năm 2018 (P.2)
Leave a Reply