Hiệu ứng mỏ neo trong lối suy nghĩ

mỏ neo

Đã nhiều lần tôi ngồi nhìn danh mục đầu tư và lắc đầu ngán ngẫm về lợi nhuận và các khoản thua lỗ. Có những lúc nằm trên giường và suy nghĩ về nó, những khoản lỗ cứ lờn vờn trong đầu, dấy lên một sự tiếc nuối, có thể nói rằng nó còn “nặng” hơn cả lỗ đen vũ trụ. Đừng vội chê trách tôi, tôi không phải là một người giỏi, hay mạnh mẽ đến nỗi có thể đánh bại cảm xúc trong lòng. Và tôi cũng tin rằng hết thảy mọi người cũng đều như vậy. Tôi đọc rất nhiều sách về việc đầu tư, các thể loại self-help sống tốt, làm giàu…etc và thấy nhiều lời khuyên của các chuyên gia về việc: đừng để khoản lỗ ám ảnh tâm lý mà hãy quên nó đi! Tôi biết. Tôi hiểu và tôi cũng làm theo, nhưng cho dù bản thân có làm thế nào đi chăng nữa thì cảm xúc  cũng chạy lệch sang một hướng khác để mà lại tiếp tục suy nghĩ về nó. Một con người sống trong quá khứ? Chắc vậy. Tôi luôn nhớ những khoản lỗ đó vì nó quan trọng, nó cho tôi thêm kinh nghiệm và tất nhiên là vô số cảm xúc buồn và giận khi nghĩ về nó. [su_highlight]Nếu một ai đó tự hào rằng bản thân có thể kiểm soát được cảm xúc thì chắc người đó cũng có thể kiểm soát được cả nhịp tim đập hay tốc độ mọc tóc.[/su_highlight]

Quả thực cảm xúc trỗi dậy mạnh đến nỗi nãy giờ tôi chỉ viết về khoản lỗ trong quá khứ mà quên mất rằng tôi cũng gặt hái được một chút lợi nhuận.

Tại sao vậy?

Cái mỏ neo khi danh mục giảm điểm?

Sắp đến Tết cổ truyền 2018 và khi nhắc đến Tết là ta không thể thiếu trò Bầu Cua hoặc Tài Xỉu. Giả sử bạn cầm 1.000.000 đồng đi đánh Bầu Cua. Cuối ngày bạn thu tiền về và bạn sẽ nói: “Hôm nay vốn còn 900.000 đồng hoặc 1.200.000 đồng sau trận Bầu Cua” hay là bạn sẽ nói: “Hôm nay lỗ 100.000 đồng hoặc lời 200.000 đồng”? Thực tế là bạn sẽ chỉ để ý đến câu thứ 2: khoản lời/lỗ sau khi đánh Bầu Cua.

Hôm qua bạn ra về với 900.000 trong túi và bây giờ quyết định gỡ thua. Số tiền của bạn nhanh chóng tăng lên 3.000.000 nhưng vì vận đỏ không còn nên bạn ra về với 1.500.000. Lúc này thì sao? Bạn hối tiếc vì đã đánh mất 1.500.000? Hay bạn sẽ mừng vì vốn của mình từ 1.000.000 tăng 1.500.000?[su_highlight]Nếu bạn cảm thấy buồn vì mất 1.500.000 thì bạn đã bị dính “hiệu ứng mỏ neo”[/su_highlight] . Khi một thứ được đưa ra liên quan tới một thứ nào đó, thì “một thứ nào đó” này có thể bị thao túng. Lý do bạn thấy buồn vì bạn đã lấy 3.000.000 làm cột mốc để so sánh số tiền của bạn, vô hình chung bạn thấy vốn còn lại của bạn thấp hơn “cái mỏ neo”, thế là cảm xúc trỗi dậy. Nếu bạn lấy cột mốc 1.000.000 để so sánh thì vốn của bạn đã tăng hơn lúc đầu những 50% rồi.[su_highlight]Trên thực tế, việc thua lỗ ảnh hưởng đến tâm lý nhiều hơn là có lời[/su_highlight]vì thế chúng ta hay bị các khoản lỗ thu hút trước tiên. Chúng ta bận tâm đến sự thay đổi nhỏ của danh mục trong hiện tại mà quên mất sự hiệu quả của danh mục đầu tư trong thời gian dài.

“Ác cảm về sự mất mát có liên quan đến xu hướng mọi người muốn tránh bị tổn thất nhiều hơn là thu lợi nhuận. Một vài nghiên cứu cho thấy sự tổn thất có sức mạnh ảnh hưởng đến tâm lý gấp đôi so với việc có lợi nhuận.”

Tư duy nhanh và chậm, Daniel Kahneman & Amos Tversky.

Trong đầu tư và các khoản tiết kiệm

Dean Buonomano đã làm 1 cuộc khảo sát giả định 2 tình huống sau để chứng minh cái “mỏ neo” dễ dàng thao túng suy nghĩ của chúng ta khi bàn đến việc bị thua lỗ.  Trong tình huống này mỗi người tham gia sẽ được cho $50 và đưa ra quyết định của mình sẽ làm gì với $50 đấy.

Nhóm A: Được lựa chọn:

  1. Giữ lại $30
  2. Đánh cược với tỉ lệ 50/50 mất hết tất cả hoặc giữ lại $50.

Kết quả: 43% lựa chọn đánh cược.

Nhóm B: Được lựa chọn:

  1. Mất $20
  2. Đánh cược với tỉ lệ 50/50 mất hết tất cả hoặc giữ lại $50.

Kết quả: [su_highlight]61% lựa chọn đánh cược.[/su_highlight]

Cả 2 sự lựa chọn đều giống nhau chỉ có khác ở việc diễn đạt nhưng tại sao tỷ lệ lựa chọn lại khác nhau đến vậy? Tại vì chúng ta bị “neo” vào lối suy nghĩ bị thua lỗ. [su_highlight]Nếu tình huống đưa ra có đề cập đến việc thu lợi thì chúng ta sẽ ngay lập tức phô bày sự ác cảm về mất mát và chọn việc có lợi.[/su_highlight]Chúng ta thà chọn cái gì đó có tính chắc chắn hơn là phải chịu rủi ro thua lỗ. Mặt khác, nếu trong trình huống đưa ra đều đề cập đến việc bị thua lỗ, chúng ta sẽ có hành động đi tìm kiếm sự rủi ro. Ở nhóm B, chúng ta ghét việc bị mất tiền (bị “neo” vào sự lựa chọn mất $20) nên bộ não chúng ta quyết định đặt cược với tỉ lệ 50/50 và chấp nhận rủi ro để tránh việc bị mất $20 đó.

Chúng ta đều biết rằng việc nắm giữ các cổ phiếu tốt trong dài hạn sẽ gặt hái được lợi nhuận cao đủ để an tâm nghỉ hưu khi về già. Nhưng, chúng ta lại quá bận tâm đến khả năng bị thua lỗ vì chuyển động hằng ngày của thị trường mà không mua, hoặc là bán ngay khi thấy nến đỏ nhiều phiên. Có những người vì sợ việc tăng/giảm của thị trường quá nên lựa chọn đầu tư vào các quỹ mở để hưởng lãi suất cố định là vì vậy.


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *