Hình như người ta phức tạp hóa việc thiền và cách thở

Tôi thấy nhiều người đi học cách thở, cách ngồi, lên mạng Google ra phương pháp đúng sai đủ thứ. Tôi thấy làm những chuyện đó phức tạp lắm, nhất là những kiểu thiền yoga mà tôi thấy dưới chung cư người ta thường hay làm. Ta nên đi từ cái căn bản của nó thì tốt hơn.

*Bài viết này không phải nhằm mục đích giáo dục hay truyền đạt kinh nghiệm gì. Mục đích của tôi là ghi lại những gì tôi hiểu về thiền trong hiện tại, và sau này đọc lại để xem suy nghĩ của mình có thay đổi gì không.

Phật giáo đánh giá cao sự im lặng

Sự im lặng ở đây không nhất thiết là phải cố gắng ngồi thiền, hay phải cố gắng loại bỏ toàn bộ suy nghĩ. Việc im lặng ở đây, ta có thể ngồi không ở một góc nào đó trong nhà, trong phòng, một không gian riêng của riêng mình ta. Trong thời gian ấy, ta có thể làm những gì ta muốn: suy nghĩ về quá khứ hay về tương lai.

Khi mà nghĩ về quá khứ, chúng ta nhớ lại những chuyện đã trải qua, những cảm xúc của nó ùa về, có buồn, có vui. Có những người luôn sống trong quá khứ, những gì đã xảy ra họ luôn sống với nó như trong hiện tại. Lúc này ta mới hỏi bản thân mình rằng: điều gì đã làm ta đau khổ. Ta phải biết được nó, ta phải hiểu được nó, cuối cùng là vứt bỏ nó và để nó tự biến mất. Chúng ta không cần phải nghĩ về nó nữa để làm gì.

Những lần đầu tư thua lỗ, tiền “bay” trong chớp mắt trong quá khứ, giờ đây không còn để lại một chút vương vấn nào trong lòng tôi nữa.

Ta đã hiểu về nó thì tự động trong thâm ta sẽ loại bỏ nó. Và thực hành càng nhiều, quan điểm thay đổi, hiểu biết nhiều hơn thì việc để nó biến mất sẽ diễn ra nhanh hơn vì nó không còn đóng vai trò gì nữa trong cuộc sống của chúng ta.

Đến lúc này, ta có thể xem thiền là một nghệ thuật để cho mọi thứ tan biến khỏi thế giới của ta.

Đó là lý do tại sao tôi lại cho rằng,[su_highlight]khi ngồi thiền thay vì ta ngồi cố gắng tập trung, cố gắng loại bỏ suy nghĩ lởn vởn trong đầu, thì hãy tự nhiên nghĩ về một cái gì đó, hiểu rõ nó, rút ra bài học và để nó tự tan biến đi.[/su_highlight]

Một trong những thứ quan trọng cần phải biến mất đó chính là sự suy nghĩ, nó phải biến mất thì ta mới thiền được. Nhưng, nó vẫn còn ở trong đầu là vì ta không hiểu về nó, ta cứ mãi ngẫm nghĩ về nó. Vì vậy, phải dứt điểm nó bằng cách tập trung về nó, hiểu về nó, và để nó biến mất đi. Sau đó thì điều gì sẽ xảy ra? Thiền.

Quay lại tiêu đề: “Phật giáo đánh giá cao sự im lặng”. Nó vốn có thể được diễn giải nhiều nghĩa. Như trong việc thiền này, tôi quan niệm: nó có nghĩa là im lặng, ngồi im, không gian cũng phải im lặng để[su_highlight]làm im lặng cái tâm suy nghĩ[/su_highlight].

Nếu ta không thể ở cô lập một mình và có thời gian để đối mặt với cái tâm suy nghĩ, ta sẽ không bao giờ biết được cái gì đang cản trở chúng ta.

Có thế thì việc thiền mới có tác dụng cao. Chứ không phải là tụ tập nhóm lại với nhau rồi ngồi thiền, như vậy phức tạp lắm. Như trong một nhóm yoga, cùng ngồi thiền, chúng ta đang cố thiền ở một mức độ khó nhất. Thời gian eo hẹp, bị áp lực bởi những người xung quanh, những tiếng động xung quanh như khi ai đó mỏi chuyển tư thế ngồi, hay tự nhiên ai đó ho lên… nó rất khó để thiền trong những bối cảnh như vậy.

Cách thở, cách ngồi quá phức tạp

Tôi không thích khi người ta dạy phải thở thế này, thở thế kia, thở sâu, thở mạnh, thở ngắn. Hay là đi dạy thiền, dạy thế này, thế kia, ngồi sao cho chuẩn. Đến cả việc bàn về lợi ích của thiền hay cách thở… Mệt lắm. Tôi quan niệm rằng: cuộc sống đã đủ phức tạp rồi, không cần phải làm phức tạp nó hơn bằng cách học thở để thiền cho đúng.

Việc thở thế nào nó không quan trọng trong việc thiền. Nó chẳng có giúp ích gì trong việc thiền cũng như mang lại một cái gì đó như: bỗng cảm thấy khỏe hơn, minh mẫn hơn sau khi làm những động tác đó. Tôi thấy vớ vẩn lắm. Có những lúc tôi thấy mệt mỏi, đau đầu thì tôi đi ngồi thiền. Không phải vì tôi ngồi thiền xong là sẽ hết mệt, tôi chưa bao giờ quan niệm như vậy. Khi cơ thể của tôi có triệu chứng gì đó, có nghĩa là nó đang cảnh báo với tôi rằng nó đang mệt mỏi, và nó cần được nghỉ ngơi, cần được chữa trị. Việc tôi ngồi thiền chỉ với mục đích duy nhất đó chính là để nhẹ nhõm hơn mà thôi. Chứ nói ngồi thiền xong hết bệnh là nói quá, nhiều lúc cũng phải chạy đi uống thuốc ngay chứ không bệnh trở nặng thì ốm đòn. Nó cũng giống bệnh nặng mà nằm liệt giường vậy, lúc này ta chẳng có gì làm ngoài việc nằm đó để cơ thể nghỉ ngơi. Ta không còn nghĩ đến công việc, rủi ro, rắc rối gì trên đời nữa vì ta biết rằng đang nằm liệt giường có muốn làm gì cũng không được, thế là ta buông bỏ tất cả mọi thứ trên đời.

Điều quan trọng trong việc thiền là ta không cố gắng để nó xảy ra, nhưng mọi người hay làm ngược lại bằng cách cố gắng loại bỏ suy nghĩ, cố gắng ngồi im không suy nghĩ khi thiền.

Như đã nói ở trên,[su_highlight]ta không cần phải học cách thở, cách ngồi, mà chỉ cần sự hiểu biết là đủ. Ta cần phải hiểu về những rào cản (cái khổ). Bởi, chỉ khi ta hiểu biết về nó, nhìn thấy rõ bản chất thực của mọi vấn đề, thì ta mới có thể quay lưng lại từ bỏ nó.[/su_highlight]Đó là lý do tại sao mà người ta gọi là Tứ Diệu Đế (4 noble truths), là căn bản của Phật pháp. Khi mà bị xao nhãng, thì ta quay lại cái căn bản này.

Và khi ta đã hiểu về việc thiền, ta biết rằng ta cần buông bỏ mọi thứ thì lúc này cũng là lúc ta buông bỏ cả hơi thở. Ở đây không phải là ngừng thở, mà là quên đi sự hiện diện của nó, quên rằng ta có đang thở. Cứ để mọi thứ theo tự nhiên của nó, ta không cần phải kiểm soát nó nữa.

Nếu thật sự mà đã có quan niệm như vậy, thì học cách thở, cách ngồi ngay từ đầu để làm chi?


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭