Khi có nhiều kinh nghiệm và kiến thức, nhiều người thích phán đoán tương lai dựa vào các số liệu có sẵn. Tôi không hề nói điều đó là sai, tại vì nhiều người thích dự đoán trước để hành động, hành động sớm thì tốt chừng nào hay chừng nấy nếu mà thị trường có dấu hiệu bất ổn (như việc tôi dự đoán thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 và Bitcoin). Hên thì nó trúng, còn nếu như mà trật như hồi người ta dự báo khủng hoảng kinh tế năm 2016 thì lại mất mấy năm ôm tiền trong vô vọng. Kiểu của tôi là phán đoán dựa trên tâm lý của các nhà đầu tư, chứ không dùng số liệu kinh tế vĩ mô hay vi mô nào để phân tích cả vì không có kinh nghiệm.
Tôi tự hào mình là một cổ đông Vinamilk (VNM) “ôm” hàng đã lâu nhưng mà hôm nay nhận được vài câu hỏi làm tôi đứng hình.
Có một bạn hỏi tôi rằng:
- Tốc độ tăng trưởng ngành sữa nước ta và thế giới? Đang tăng trưởng hay suy giảm?
- Mối quan hệ của nước ta và các nước, vị thế của VNM đang ở đâu?
- Chiến lược hiện tại của VNM.
Quả thực tôi không biết trả lời thế nào luôn.
Dù là một cổ đông đầu tư vào VNM từ lâu nhưng tôi lại chẳng biết gì về cái ngành sữa của thế giới, nó đang tăng trưởng hay suy giảm? Tôi cũng chẳng biết là VNM có xuất khẩu đi đâu không nữa.
Còn về chiến lược hiện tại của VNM tôi cho rằng người ngoài như tôi sẽ không thể nào mà biết được điều này vì chắc chắn VNM sẽ không chia sẻ. Chỉ có thể đoán già đoán non thôi.
Quay lại vấn đề đó, tôi tự hỏi bản thân mình rằng:
Nếu biết hết những cái đó thì liệu tôi có thay đổi cách thức đầu tư của mình đối với VNM không?
Nếu biết hết những cái đó thì tôi có giúp gì được cho VNM trong việc điều hành không?
Tôi có đang là CEO/CFO/CIO/COO của VNM không?
Cả 3 câu hỏi đều có kết quả là Không! (Nghe có vẻ như từ chối sự thiếu hiểu biết của mình và đánh lạc hướng sang vấn đề khác)
Vậy thì tôi biết để làm gì?
Nó không hề giúp ích gì trong việc đầu tư của tôi cả. Tôi vẫn nhẫn nại mỗi tháng mua vào 1 lần, hoặc khi thị trường xấu thì 2-3 tháng một lần. Đó là việc của tôi, cái tôi kiểm soát được đó chính là việc mình mua và bán cái gì. Và hơn hết đó chính là việc đặt niềm tin vào một doanh nghiệp hay ban lãnh đạo của một công ty nào đó. Tôi sẽ phải đi tìm hiểu xem doanh nghiệp đó bán cái gì và thử giả định trong tương lai có ai cần cái đó không.
Ví dụ như Cloud Computing Services, những năm 2000 thì ít ai nghĩ rằng sẽ đưa hệ thống của họ lên mây hết, mà giờ đây Amazon (AWS) đang dẫn đầu thị trường và đẩy hàng loạt đối thủ cạnh tranh “ra đê”.
Hay như việc công nghệ phát triển gây ảnh hưởng đến NYT khi mà người ta cho rằng sẽ không còn ai đọc báo giấy ở tương lai, thay vào đó là đọc trên mạng, vốn mang lại nhiều tranh cãi. Việc này khiến giá cổ phiếu NYT giảm mạnh gần 5 năm (do NYT thử áp dụng và sau đó hủy bỏ, rồi 2011 quay lại áp dụng). Nhưng bây giờ nhìn lại mà xem, Subscribe khắp mọi nơi, mang lại lợi nhuận còn hơn in báo giấy. Vậy mà có thời gian người ta chất cổ phiếu NYT ra đổ hàng đống, bởi vì số liệu không thỏa mãn nhà đầu tư. Nhưng, NYT đã vực dậy thành công và tiếp tục phát triển chứ không phải lụn bại luôn.
Tôi đọc báo hồi đó khi NYT áp dụng hình thức này thì rất nhiều người lên án, cho rằng NYT sẽ sụp đổ khi áp dụng paywall, đặc biệt Washington Post còn phản đối hình thức này cuối cùng bị CEO Amazon, Jeff Bezos mua lại do sụt giảm doanh thu từ báo in.
Về NYT thì kết năm 2018, doanh thu từ digital là 709 triệu độ, tăng trưởng doanh thu từ subscribe là 17.7%, có tổng cộng 3.4 triệu subscribers.
—
Tôi suy nghĩ rất đơn giản rằng. Những chuyện đó thì đã có CEO họ lo nên tôi không cần phải lo dùm họ, nếu tôi có niềm tin vào ban lãnh đạo đó thì tôi sẽ nắm giữ cổ phiếu cho dù thị trường thế nào đi chăng nữa. Họ đều là con người, nếu doanh nghiệp gặp khó, gặp khổ thì họ sẽ cố gắng vực dậy doanh nghiệp để phát triển hơn, giống như những gì ban lãnh đạo MWG đang làm, chứ không phải hễ gặp khó, gặp khổ là chạy hết.
Hỏi bản thân rằng: Liệu 5 năm sau người ta có còn dùng sản phẩm như vậy nữa không? Sữa thì tôi đảm bảo cho dù có 50 năm sau người ta vẫn sẽ uống. Điện thì vẫn sẽ sử dụng, etc.
Tôi cũng biết rằng, khi lựa chọn mua cái gì đó, chúng ta cũng cần phải có cơ sở. Cũng phải định giá, cũng phải phán đoán, nhưng tôi cho rằng nó chỉ tạm đúng trong thời gian 1 năm đổ lại hoặc ít hơn. Thời gian càng ngắn thì lại càng dễ bị “fooled by randomness”. Cho dù có tính toán thế nào cũng không hoàn hảo bởi vì chúng ta đang sống trong một thế giới mà đủ thử chuyện trên đời có thể xảy ra. Nhưng tôi vẫn không hiểu rằng tại sao người ta lại thích đi tính toán và định giá công ty. Một phần tôi cho rằng phong cách đầu tư khác nhau, người thích đầu tư giá trị, người đầu tư tăng trưởng, etc. Và cuối cùng thì quyền mua hay không là do chính bản thân mình.
Nếu tin tưởng thì đầu tư.
Leave a Reply