Khủng hoảng, khủng hoảng everywhere

Sáng dậy đọc báo thấy khủng hoảng.

Yield của 10 năm thấp hơn 3 tháng. Cũng chính vì lý do này mà S&P500 đã tụt một cú mạnh vào hôm kia.

Khi mà cái yield curve này bị đảo ngược thì những nhà đầu tư cho rằng thời kỳ khủng hoảng sẽ tới. Để ý trên biểu đồ rằng cứ mỗi lần yield curve này hạ thấp gần bằng hoặc là thấp hơn 0 thì 12 tháng sau đó khủng hoảng xảy ra. Lần gần đây nhất là khi yield curve hạ thấp vào năm 2007, và 2008 thì khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất hiện.

Trái phiếu

Nền kinh tế phát triển, thì lẽ đương nhiên là lãi suất dài hạn sẽ luôn luôn cao hơn lãi suất ngắn hạn. Người ta cho rằng, trái phiếu 10 năm của Mỹ là một trong những tài sản an toàn nhất thế giới. Khi mà người ta không chắc chắn về nền kinh tế thì người ta sẽ đổ dồn vào trái phiếu.

Lãi suất của trái phiếu được quyết định bởi quan hệ cung-cầu. Nếu nhu cầu tăng cao, thì trái phiếu này sẽ thuộc về người trả giá cao nhất, tại một mức giá hơn cả mệnh giá của trái phiếu. Và tất nhiên, việc này sẽ làm giảm lợi tức, bởi vì chính phú chỉ trả dựa theo mệnh giá và lãi suất đã định. Nếu như mà cầu ít, thì người ta sẽ trả giá ít hơn là mệnh giá, lợi tức sẽ tăng. Việc lợi tức liên tục thay đổi là vì nhiều nhà đầu tư không muốn nắm giữ dài hạn.

Yield Curve, Recession Probability, Unemployment Rate

Vào 03/12/2018, yield curve bị đảo ngược lần đầu tư kể từ đợt khủng hoảng gần đây nhất. Yield của 5-năm lúc đó là 2.83, thấp hơn yield của 3-năm 0.01 điểm.

Lý do là các nhà đầu tư cho rằng kinh tế sẽ tốt hơn trong 5 năm, thay vì 3 năm.

Sau đó, vào ngày 22/03/2019 ngày hôm kia, thì yield của 10-năm là 2.44, thấp hơn yield của 3-tháng 0.02 điểm. Đây chính là lý do chính khiến cho S&P500 tụt điểm mạnh, và có khả năng ảnh hưởng đến VNINDEX vào ngày thứ hai tuần sau.

Vậy thì liệu có khả năng là khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra không? Theo biểu đồ bên dưới, thì có khả năng 25% sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế. Nhưng mà nhìn vào biểu đồ ở trên thì có 2 lần yield curve tiến gần về 0 (năm 1995) nhưng mãi 5 năm sau mới có khủng hoảng.

Nguồn: https://www.newyorkfed.org/medialibrary/media/research/capital_markets/Prob_Rec.pdf

Và cứ hễ cái dòng này tăng lên cao là y như rằng sẽ có khả năng có một cuộc khủng hoảng xảy ra. Trường hợp năm 1995 thì lại khác.

Chưa hết, thêm một cái biểu đồ nữa mà tôi khá quan tâm:

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ. Cũng giống như 3 biểu đồ bên trên, biểu đồ này cũng đưa ra dấu hiệu rằng cứ hễ khi nào tỷ lệ hạ thấp và đi ngang một quãng thì y như rằng 12 tháng sau đó là sẽ có khủng hoảng kinh tế.

Khi mà chiến tranh thương mại vẫn còn đang diễn ra, kèm cái Brexit vẫn chưa ra đâu vào đâu. Dấu hiệu khủng hoảng đang ẩn hiện, sự không chắc chắn tăng cao sẽ khiến các CFO lo lắng, và điều này sẽ khiến họ hạn chế tuyển dụng, thắt chặt chi tiêu và khả năng là sẽ tiến hành thanh lọc bộ máy bằng cách “cho đi” vài nhân viên.

FED rates

Từ 1989 tới nay, cứ mỗi lần FED tăng lãi suất là khả năng thể nào cũng có biến cố xảy ra. Điều đặc biệt là lãi suất qua các năm lại ngày càng thấp, từ 10%, xuống còn 6%, 4.5% và giờ là vào tầm 2.25%-2.5%.

Đây cũng là một mô hình dùng để phán đoán. Cứ hễ 3 dòng này chập vào nhau thì trước sau gì cũng có khủng hoảng xảy ra.

Ở trên đầu bài là yield curve giữa 10-năm và 3-tháng, còn ở đây là tôi thêm yield 1-năm và 5-năm vào so sánh với yield 10-năm. Bởi vì, dữ liệu trong ngắn hạn đem dùng để phán đoán sẽ mang lại kết quả chính xác hơn là sử dụng dữ liệu trong dài hạn.

Khi nói về kinh tế, thì nó sẽ có giai đoạn Lên và Xuống, chúng ta dường như đang ở cuối giai đoạn Lên rồi, và sẽ có một quãng thời gian đi Xuống. Việc đi Xuống ở đây không phải là xấu, nó là một quá trình cần phải xảy ra, giống như trong chứng khoán, có Lên thì phải có Xuống.

Những dấu hiệu ở đây giúp gợi cho chúng ta biết một phần quá khứ đã xảy ra như thế nào, và việc chúng ta cần làm không phải là “timing the market”, mà là “plan”, lên kế hoạch chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể, bởi vì không ai biết liệu có khủng hoảng xảy ra không, hay là xảy ra vào lúc nào. Chúng ta cần phải phòng bị.


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭