Lợi thế của bất lợi – Bất lợi của lợi thế

Ngày xưa cấp hai tôi được học lớp chọn, gọi là “bị” thì đúng hơn. Tôi thấy bạn bè tôi ai cũng giỏi hơn trong khi tôi thì lẹt đẹt. Tôi phải học trong áp lực, sợ hãi và lo lắng nếu bị điểm thấp thì sẽ bị bạn bè và giáo viên cười chê. Ba má cứ nghĩ rằng nếu tôi vào lớp chọn, tiếp xúc với các bạn bè học giỏi và thầy cô giáo giỏi thì sẽ làm tôi giỏi hơn, cho rằng vào lớp chọn sẽ là lợi thế để sau này tôi giỏi hơn nhưng thật ra đó lại là bất lợi với tôi. Tôi không thể phát triển tư duy của mình một cách bình thường được, tôi đã phải ép nó chạy hết công suất. Tôi ê chề, hổ thẹn với các bạn vì tôi dở hơn họ, bạn có nghĩ rằng tôi sẽ lấy bất lợi đó để mà biến hóa nó thành lợi thế giúp tôi cố gắng học tốt hơn không? Không, tôi đã cố gắng hết sức, việc đạt học sinh khá trong một lớp chọn lúc đó như là nỗi nhục nhã, dù tôi cố gắng phấn đấu học hành thế nào đi chăng nữa tôi cũng bị bơ vơ giữa các bạn học giỏi trong lớp. Tôi vẫn nhớ một câu mà ông thầy dạy Toán nói trước lớp: “Trong lớp này có một vài em ngồi nhầm chỗ”.

Như bạn thấy đấy, lợi thế được vào lớp chọn cũng lại là bất lợi đối với tôi. Mọi người biết tôi vào học lớp chọn nên khen, ba má tôi nở mặt nở mày vì điều đó, còn tôi thì chỉ biết lủi thủi trong vô vọng.

Lên cấp ba, tôi học ở Trần Cao Vân, một ngôi trường mà người ta đánh giá là dành cho lũ học dở. Tôi nghĩ lúc tôi rớt trường xịn ba má tôi buồn lắm vì mong muốn tôi được vào trường xịn học. Hồi đó cái mong muốn vào trường xịn Nguyễn Trãi cao ghê lắm. Nhưng. tôi lại quý thời gian cấp ba đấy, dù rằng tôi học không được giỏi, có những lúc bị ê chề vì điểm thấp nhưng bạn bè xung quanh tôi cũng như vậy. Có lẽ là chung một lớp trình độ ngang nhau thì việc học dở sẽ chẳng có gì mà phải đánh giá. Dù rằng trong lớp có nhiều bạn học rất giỏi nhưng họ lại hòa đồng hơn những người bạn hồi cấp hai của tôi.

Cái bất lợi khi vào một ngôi trường dở (điều mà mọi người hay nhận xét) lại là lợi thế cho tôi để phát triển mình. Không còn phải gánh chịu nhiều áp lực học hành, tôi vẫn cố gắng học để đạt điểm cao tuy nhiên tâm lý học hành khác cấp hai – tôi không cần phải quá quan tâm đến vấn đề ganh đua điểm số với các bạn. Tôi có nhiều thời gian hơn dành cho bạn bè và làm những gì mình thích.

“Những gì chúng ta cho là lợi thế hoặc bất lợi không phải lúc nào cũng đúng, mà thay vào đó, chúng ta nhầm lẫn các khái niệm này với nhau.”

– Malcolm Gladwell

Chịu trách nhiệm với lựa chọn của bản thân

Hồi sinh viên tôi có làm đề án tốt nghiệp. Không chỉ một mà là hai, một cái là đề tài thực tập còn một cái là đề tài tốt nghiệp. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn chả hiểu tại sao phải làm hai cái để làm gì nữa. Nhưng cái đó không quan trọng, quan trọng là khi được xếp giáo viên hướng dẫn đề tài tôi vào trúng ngay một ông thầy mà ai cũng nói là khó chịu – thầy Hợp. Khó chịu từ cách nói năng, hay la mắng học sinh, có gì sai là đè đầu ra chửi.

Thời sinh viên tôi lười biếng lắm, nhưng mà chắc vì ông trời biết tôi lười biếng nên mấy thứ khó khăn luôn ập đến, tiểu luận, đề tài, bạn bè lười biếng khiến chỉ có mỗi mình tôi làm đề tài. Nhiều lúc tôi nghĩ rằng thầm ổng đang rèn luyện mình. Đề tài thực tập của tôi tính làm là về marketing trong ngân hàng bởi vì tôi có kiến thức về marketing bao quát cả online lẫn offlilne. Nhưng khi nói tên ra thì thầy gạt bỏ, bắt buộc tôi phải làm cái mới hơn, nghe hay ho hơn là PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY DƯỚI ÁP LỰC CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ HIỆN NAY. Tôi đọc cái tên mà tôi cũng chả hiểu phải bắt đầu từ đâu tại vì trước giờ tôi chả biết chính sách tiền tệ là cái gì cả.

confused

Một ý tưởng lóe lên trong đầu, vì tôi hèn nhát, muốn trốn tránh việc làm đề tài khó, tôi chỉ muốn làm cái đề tài về marketing kia thôi tại vì đề tài đó tôi làm trước nay rồi giờ chỉ việc chỉnh sửa nữa thôi nên tôi đã hỏi thầy về việc chuyển giáo viên hướng dẫn. Kết quả là bị ăn chửi ngay trong lớp và bị cấm. Tôi uất ức về viết đơn đòi chuyển sang giáo viên dễ nhưng thầy trưởng khoa lại bảo không được, phải có chữ ký của thầy Hợp. Tất cả đã kết thúc, tôi bắt buộc phải làm đề tài đó.

Sau khi tôi hoàn thành cái đề tài và tốt nghiệp ra trường, những bạn bè được thầy cô dễ dàng cho điểm thì điểm đề tài không cao, chỉ toàn 6, 7. Tôi thì cật lực làm liên tục ngày đêm, lên trường về nhà nhiều lúc chỉ biết khóc, bị chửi ngu như bò ngay trước bạn bè nhưng điểm tốt nghiệp của tôi là 8. Tôi không tin được một ông thầy khó tính như vậy lại cho tôi 8 điểm, trước lúc đó thầy còn hù cho tôi điểm thấp.

Mọi thứ dường như đều được ông trời sắp đặt sẵn, tạo ra những cơn sóng trong cuộc đời làm tôi thấy mình lúc nào cũng bị xui nhưng không phải vậy, vì biết khó khăn nên tôi mới cố gắng để vượt qua. Câu châm ngôn hồi đó tôi hay nói trong đầu là “ngọc không mài không sáng” để tiếp thêm nghị lực. Vì thế, từ nay về sau, mỗi khi tôi gặp một khó khăn, thất bại nào đấy tôi luôn tự cho rằng ông trời đang muốn rèn luyện mình, ổng đang cho mình một cơ hội để phát triển bản thân hơn. Phải cố gắng mà nắm lấy.

[su_highlight]Dù cuộc đời có đưa đẩy bạn đến hoàn cảnh nào đi chăng nữa, bạn sẽ tìm thấy thành công và hạnh phúc nếu bạn chịu trách nhiệm về những sự lựa chọn của mình thay vì phàn nàn về những gì mà bạn không thể kiểm soát được. [/su_highlight]


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


One response

  1. Nguyễn Hải Quân Avatar
    Nguyễn Hải Quân

    Chẳng hiểu thế nào nay lơ ngơ lên tìm về đầu tư mở của TCB, lại vào page này. Đọc bài phân tích của anh hay quá, thế là đọc 1 lèo từ sáng đến chiều, gần hết các bài. Đã bookmark page của anh để đọc khi rảnh.
    Cảm ơn anh! Hi vọng anh sẽ tiếp tục duy trì page này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭