Khi tôi đề cập đến việc không khí Sài Gòn hiện nay quá ô nhiễm, mặc dù có đưa ra số liệu thống kê để chứng minh cho kết luận đó nhưng những gì tôi nhận được đều là sự thờ ơ.
Lẽ nào ô nhiễm không khí không thực sự quan trọng sao? Con người luôn có xu hướng bị những thứ rõ ràng tác động (như tai nạn) hơn là những thứ mù mờ khó hình dung (ô nhiễm không khí).
Mặc dù báo đài có đưa tin về ô nhiễm không khí nhưng mức độ quan tâm của mọi người cực kỳ thấp, những tin tức về ca sĩ, bóng đá thì cực kỳ nóng hổi làm ai cũng bị cuốn theo. Những tin tức kiểu như này rất khó bắt gặp trên facebook hay các báo đài khác. Nó chỉ xuất hiện khi nào mà ta có nhu cầu tìm kiếm về nó trên Google.
Dưới đây mà một đoạn clip của World Economic Forum về vấn đề ô nhiễm không khí nhưng lượng tương tác cực kỳ thấp, thấp hơn một clip ca sĩ nào đó trên mạng.
Ô nhiễm không khí rút ngắn tuổi thọ con người đi 1.8 năm, hơn cả việc hút thuốc hay là HIV/AIDS. Ở Ấn Độ, tuổi thọ trung bình bị rút ngắn đi 11 năm, Trung Quốc là ~7 năm chính là bởi vì ô nhiễm không khí.
Sài Gòn của tôi
Nói thì nói vậy thôi chứ lúc trước tôi cũng chẳng có biết gì về cái này. Cái vụ “ô nhiễm không khí” tôi cũng chẳng quan tâm lắm cho đến khi nó có ảnh hưởng đến bản thân.
Mấy tháng gần đây, cứ mỗi khi ra ngoài đường là cổ họng tôi khô, cảm giác muốn ho liên tục, còn ở nhà thì không sao (Tôi ở nhà hầu như mọi ngày, một tuần ra đường cao lắm là hai lần). Tôi lên mạng tìm hiểu và vô tình “đáp” trúng trang web theo dõi ô nhiễm không khí https://www.airvisual.com/vietnam/ho-chi-minh-city .
Mỗi lần vào trang web là một bảng màu đỏ ập vào mặt khá choáng ngợp, tuy nhiên còn khá hơn Hà Nội, nhìn vào là tím ngắt.
Trong đó, thông số mà tôi chú ý tới là PM2.5, hay người ta còn gọi là bụi siêu vi.
Theo như trên mạng thì người ta cho rằng, bụi siêu vi PM2.5 là từ các nguồn sau đây:
Nhưng mà theo như tôi tìm hiểu, thì tùy vị trí địa lý mà nguồn gốc khác nhau. Ví dụ Hà Nội thì “nhập khẩu” bụi từ Trung Quốc, xây chung cư tràn lan, xe cộ thải bụi mù mịt. Còn Trung Quốc thì nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông “xuất” chủ yếu.
Tiếp theo là một số liệu hay ho về cái ô nhiễm không khí này:
[wpdatachart id=6]
Quá là kinh khủng. Nghĩ cái cảnh mà suốt ngày hít cái không khí này vào người làm tôi ớn lạnh, và cuối cùng tôi đi đến quyết định mua máy lọc không khí.
Xiaomi
Vì là tín đồ của Xiaomi cho nên tôi mua máy lọc không khí Xiaomi 2S, sẵn cho thấy độ ô nhiễm của không khí Sài Gòn, chứ không phải quảng cáo sản phẩm.
Dưới đây là thông số khi tôi đưa cái máy này ra ngoài và mở cửa sổ. (thời gian thứ 7 cuối năm, lúc 5h chiều).
Nếu tôi không mua máy thì tôi sẽ không hề biết được tình trạng ô nhiễm ở nhà như thế nào.
Thông số PM2.5 mà máy đo được hơn 120, quá kinh.
Tiếp theo là máy lúc phòng ngủ vẫn mở cửa:
Còn dưới đây là thông số khi tôi đóng cửa phòng ngủ, không có nguồn không khí ùa vào phòng nên chỉ 30 phút máy lọc sạch hết ngay.
Nếu tôi mang máy ra ngoài, mở cửa và cho máy chạy thì sẽ không khả quan bởi vì không khí ô nhiễm vẫn sẽ tiếp tục bay vào nhà cho dù có chạy máy kiểu nào đi chăng nữa. Bởi vậy, cách hiệu quả nhất chính là đóng kín cửa sổ và bật máy.
Nỗi Bức Xúc
1- Nhiều người về nhà thấy trong phòng ngột ngạt liền mở cửa ra để cho không khí vào phòng, cho nó mát nhà mát cửa. Đúng là mang không khí vào phòng là tốt nhưng mà với trời sài gòn như này thì không chỉ oxy, mà còn có cả bụi siêu vi từ không khí ô nhiễm bay vào và có thể làm tình trạng ô nhiễm trong phòng còn nặng hơn.
2- Dù đóng cửa nhưng mà trong phòng có vài chỗ hở thì không khí vẫn có thể luồn vô được. Việc đóng cửa không hề ngăn chặn hoàn toàn việc không khí tràn vào phòng.
3- Đi đâu cũng phải mang khẩu trang theo, đừng để mặt trần mà chạy. Cho dù khẩu trang bình thường không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng ít nhiều gì cũng có cái bảo vệ.
4- Search Google cụm từ: đi bão Việt Nam, không quá khó để phát hiện một ai đó không đeo khẩu trang hòa mình vào dòng người đi bão.
Có gia đình còn mang cả con trẻ đi theo và không hề mang khẩu trang.
Việc tập trung một đám đông tụm lại một chỗ xả khói xe và cùng nhau hít thứ khói bụi độc hại đó nguy hiểm cực kỳ.
Nhưng tại sao người ta không chú ý đến việc đó? Như tôi đã đề cập ở đầu bài viết, đây là một thứ vô hình, vì nó không ẩn hiện trước mặt nên chúng ta hầu như chẳng ai sợ nó mà có thể còn phì cười khi nghe đến vấn đề này.
Vậy đến bao giờ người ta mới ý thức? Tôi mạnh dạn cho rằng khi vấn đề đã quá trễ, khi mà người ta ngày nào cũng nhìn thấy thứ bụi mù này, khi mà báo đài than vãn khắp nơi… như là bên Trung Quốc thì dân ta mới ý thức được sức khỏe của bản thân.
[su_divider top=”no” style=”dotted” size=”8″]
Tham khảo:
Nhỏ bằng 1/40 kích thước hạt cát, đây là “sát thủ âm thầm” lởn vởn trong không khí Hà Nội
Air pollution is the world’s top killer, according to new research
Leave a Reply