Tiết kiệm từ những việc làm nhỏ

Tiết kiệm là một bài toán đau đầu với tất cả những ai quan tâm đến nó. Bởi thực sự cuộc sống không hề dễ dàng, chúng ta luôn bị tác động bởi các thế lực bên ngoài, những ham muốn, cám dỗ lôi kéo chúng ta tiêu dùng nhiều hơn. Đã bao giờ bạn mua vài thứ nhưng khi về đến nhà lại bỏ lê bỏ lốc trong góc tủ chưa? Chuyện tiết kiệm này chúng ta đã được dạy sơ qua ở vài bài Giáo Dục Công Dân hồi cấp 1 rồi sau đó quá trình học tập xoay quanh Toán-Lý-Hóa-Anh-Sinh… Chúng ta đã từng tiếp cận với nó nhưng chưa đi sâu. Người lớn cũng dạy ta cần phải tiết kiệm, nhưng đôi khi họ lại không như vậy.

[su_highlight]Tiết kiệm là bạn phải học. Bạn không thể ngồi không mà tự suy nghĩ rằng bạn sẽ tiết kiệm. Bạn có biết bắt đầu từ đâu? Và bạn phải rèn luyện bản thân tôi vì tiết kiệm không phải là một việc dễ làm. Nó rất khó. Tuy nhiên không phải là không khả thi. Trước nhất, bạn phải thay đổi tư duy, mở rộng thế giới quan để đón nhận và học tập cái mới.[/su_highlight]

 

Dưới đây là những việc mà tôi đang làm, không nhiều như trên báo nhưng nó thực tế hơn rất nhiều.

1. Tiết kiệm 10-20% thu nhập của bạn mỗi tháng.

Giả sử mỗi tháng thu nhập của bạn là 9 triệu thì mỗi năm bạn tiết kiệm được 10.800.000.  Tất nhiên là bạn cũng có thể tiết kiệm 20% thu nhập, nhưng với mức lương 9 triệu nếu bạn sống ở Sài Gòn, 3 triệu tiền nhà, 2 triệu tiền gửi cho bố mẹ bạn thì bạn còn dư 3 triệu 1 tiền ăn uống, tiêu dùng, chuyện sẽ ngày càng phức tạp hơn nếu bạn hạn chế ăn uống để tiết kiệm vì nếu không ăn uống đầy đủ bạn sẽ thiếu chất, mệt mỏi, uể oải ảnh hưởng đến cuộc sống.

Có vẻ hơi lan man. Nhưng nếu lương tháng của bạn dưới 10 triệu, thì hãy để dành 10% làm khoản tiết kiệm nếu bạn có nhiều thứ đáng để chi.

Nhiều người sẽ bảo rằng 20% là quá nhiều, nhưng nếu lương bạn là 20 triệu đi thì con số đó chả là gì cả. Như tôi đã đề cập ở bài trước, bạn vẫn hoàn toàn có thể sống khỏe nếu bạn chi ra 20% để tiết kiệm. Vấn đề ở đây là chi tiêu của bạn vẫn phải giống như lúc bạn lương thấp, chứ không phải lương cao là liên tục mua xe, mua điện thoại, trà sữa, quần áo liên tục… Với 16 triệu thì bạn sống quá dư dả ở Sài Gòn này rồi.

[su_highlight]Và bạn cần phải làm ngay tức khắc khi có lương. Bỏ ngay lập tức vào các khoản tiền gửi ngân hàng hoặc đem đi đầu tư.[/su_highlight]

 

Nếu bạn tập trung làm việc này liên tục thì bạn sẽ nhận ra:

  1. Trong 37 năm tới, bạn sẽ sống thoải mái riêng bạn mà không cần con bạn cho tiền mỗi tháng khi về già.
  2. Bạn nhìn thấy cả đống tiền trước mặt bạn nhưng mà bạn lại chẳng hề cần tới nó. Nếu như lúc trước thì bạn đã tiêu hết rồi.

Cách tốt nhất để tiết kiệm đó chính là không nhìn thấy khoản tiền đó ngay từ đầu.

– Burton Malkiel.

2. Tự pha cà phê.

Tôi rất thích uống cà phê. Thói quen hằng ngày của tôi là sáng nào cũng phải 1 ly cà phê sữa trong lúc đọc sách. Uống xong là ngừng đọc làm việc khác.

Vào buổi sáng đi ngang Vincom và tôi thấy có rất nhiều dân văn phòng đứng mua cà phê vỉa hè của một bạn, giá thì 15k một ly bây giờ không biết bao nhiêu. Mỗi tuần làm việc 6 ngày, họ đã chi 90.000 tiền cà phê. Nếu không tính ngày lễ, chủ nhật thì những người đó có thể uống trung bình 300 ly = 4.500.000 đ trong một năm, trong 5 năm đã chi ra 22.500.000 tiền cà phê vỉa hè. Một con số quá lớn. Chưa kể cuối tuần chúng ta còn có thể đi Highlands, Thức… để mà nhâm nhi ly cà phê cuối tuần tận hưởng cuộc sống.

chi tien cho ca phe
Theo như số liệu trên Numbeo thì người Sài Gòn chi trung bình 43.000đ cho một ly cà phê Cappuccino (tôi sẽ đánh đồng là cà phê chung luôn).

 

Có một thời gian tôi uống 3-4 ly cà phê Highlands mỗi tuần để gọi là tận hưởng cuộc sống. Tất nhiên cái view trên Phạm Ngũ Lão nhìn xuống công viên khá đẹp, ngồi đó uống cà phê đọc sách thì miễn bàn. Cho tới khi nhìn thống kê thì thấy đã chi gần 500.000 cho tiền cà phê trong tháng. Thế là mới hoảng hồn và hạn chế uống lại chỉ lâu lâu ghiền lắm mới ra uống (vì vị cà phê sữa của họ đặc biệt). Và tôi bắt đầu pha cà phê ở nhà uống:

  • Phin cà phê ở siêu thị – 30.000đ.
  • Một gói cà phê REVO 250gr – 75.000đ uống trong 1 tháng.
  • Creamer Phương Nam – 20.000đ

Như vậy trung bình mỗi tháng tôi chi ra tầm 100.000đ để uống cà phê. Dù có tính thêm tiền điện, tiền nước linh tinh thì cũng rẻ hơn uống cà phê tiệm nhiều. Tôi đã uống như vậy hơn một năm trời rồi, và tất nhiên là có đôi lần ra cà phê ở ngoài nữa.

3. Không tivi, không truyền hình cáp.

Tôi không có thói quen xem tin tức trên tivi. 6 năm trời liên tục không hề xem bất cứ tin tức, kênh giải trí nào trên tivi bởi vì nó đối với tôi chỉ như những hạt sạn trong đầu, càng đọc nhiều tin tức sẽ dễ làm ảnh hưởng tâm lý: tin tức chứng khoán, nhận định thị trường, địa ốc… Bằng chứng là tôi vẫn sống tốt 5 năm trời, bỏ qua biết bao tin giật gân, quan trọng, nhưng thật sự liệu những tin tức đó có quan trọng, đáng để chúng ta ghi vào trong bộ não của mình không? Chắc chắn không. Nó chỉ có tác động trong ngắn hạn, rồi ta sẽ lại mau chóng quên nó để rồi nạp vào bộ não những thứ mới mẻ hơn. Hãy cứ sống bình thản, bỏ qua mọi “hạt sạn”, đừng dung nạp nó.[su_highlight]Nếu một tin tức nào đó thật sự quan trọng thì chắc chắn nó sẽ đến tai của bạn dù bằng cách nào đi chăng nữa.[/su_highlight]

Quay lại vấn đề cước phí. 6 năm trời tôi đã tiết kiệm được cho bản thân hơn 6 triệu tiền truyền hình cáp chưa kể tiền điện nếu xem tivi liên tục. Rất may là tôi ở một mình, nên những quyết định của tôi không hề bị ai ngăn cản. Thử tưởng tượng trong gia đình bạn có bố mẹ, vợ chồng và thêm 1 đứa con nữa thì việc đó sẽ khác.

Bây giờ thế kỷ 21 rồi, nhà nào cũng có 1 chiếc máy tính để bàn (PC) hoặc laptop. Chúng ta có thể coi trực tiếp trên máy thông qua mạng mà chả cần tivi làm gì. Hoặc nhà nào có người không biết sử dụng máy tính thì chúng ta mua thiết bị xem tivi qua internet. Tôi lấy ví dụ Mibox 4k Android của Xiaomi. Chỉ với 1tr2 bạn tha hồ lên mạng xem đủ thứ phim và tin tức – vtv thời sự hoàn toàn miễn phí trên mạng. Nếu 5 năm trời sử dụng truyền hình cáp bạn sẽ phải bỏ ra hơn 5 triệu để duy trì gói cược, tại sao không mua một thiết bị như Mibox và dùng suốt 5 năm mà chả phải chi thêm một đồng nào cả.

Vì vậy, hãy bỏ gói cước truyền hình cáp và chuyển sang sử dụng thiết bị xem Tivi qua internet.

4. Nấu ăn tại gia.

Việc nấu ăn tại gia không cần phải bàn vì ai cũng biết rằng chi phí cho việc đó rẻ hơn là đi ăn ngoài tiệm. Ngoài ra, việc nấu ăn hằng ngày cũng sẽ giúp bạn nâng cao kĩ năng nấu nướng. Từ một người không biết nấu ăn, nấu canh, chế món như thế nào thì bây giờ tôi gần như rành rõi mấy việc đó rồi. Tôi lấy nấu ăn làm một thú vui, thói quen hằng ngày. Lúc đầu chỉ biết nấu vài món quen thuộc, ăn đến nhàm cả miệng nhưng một khi bạn đã lĩnh hội được ma thuật của các loại gia vị, cuộc sống của bạn sẽ không hoàn toàn như trước nữa.

Nếu động lực để mình có thể kiên trì đến từ những niềm vui nhỏ và thiết thực trong cuộc sống thì kẻ thù tiêu diệt sự kiện trì đó chính là thể lực.

– Mèo Maverick, Ở lại thành phố hay về quê.

Đối với những ai đi làm thì vấn đề này có thể hơi cực hình vì sau một ngày dài làm việc ở cơ quan, về đến nhà phải nấu nướng cho gia đình (gửi lời cảm ơn đến những người phụ nữ đã cất công, không ngại mệt nhọc để nấu một bữa cơm ngon cho gia đình). Tôi nhớ hồi xưa khi lần đầu lên ở Sài Gòn và ở nhà trọ chung với chị, vì bận đi học nên nấu ăn, đi mua đồ gì chị cũng làm tất cả. Có những lúc chị tôi giận dữ, khó chịu, làm biếng nấu ăn… bây giờ tôi đã hiểu cảm giác đó. Cái mà tôi đã không làm lúc ấy chính là phụ một tay.

Góc nhìn của bạn: bạn xem nó là cực hình, phải ngồi gọt củ, chiên xào, mệt mỏi tốn thời gian, lửa nóng làm tinh thần thêm bực bội, đã đi làm về mệt còn phải áp mặt vô cái lò bức rức muốn hét lên. Ráng làm cho nhanh rồi ăn lẹ.

Góc nhìn của tôi: Nấu ăn đã trở thành thói quen, một thói quen tốt. Và đã là thói quen thì[su_highlight]nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của tôi, tự bật chế độ “auto” làm mà không hề mảy may nghĩ về nó[/su_highlight]. Những cách biến tấu trong đồ ăn, kết hợp các loại gia vị xong ghi chép lại (thực sự), nấu những thứ mà tôi chưa từng biết bao giờ (nếu có dở thì ráng ăn cho hết). Tôi có một niềm vui khi dùng dao gọt củ vì tôi cho rằng nếu ngày nào cũng gọt củ thì tới một lúc nào đó tôi có thể làm tốc độ nhanh, gọt đẹp không chê vào đâu được. Tôi thấy nấu ăn rất là vui.

[su_highlight]Nghĩ về niềm vui khi nấu ăn chứ không phải nghĩ về chuyện bực bội trong công ty.[/su_highlight]

 

5. Mua cái bạn cần, không mua cái bạn thích.

Mỗi khi đi shopping trong siêu thị, chúng ta hay mua đủ thứ đồ lỉnh kỉnh và tự nhủ rằng để dành sau này dùng. Hay như ví dụ về việc mua điện thoại trong bài 10 quy tắc quản lý tài chính cá nhân, chúng ta đang mắc một sai lầm nghiêm trọng đó chính là vô tư mua những thứ mình thích. Chúng ta thấy cái kia đẹp là bỏ vào giỏ, cái kia hay là vội vàng mua ngay. Hãy liệt kê ra 10 món bạn cần khi đi mua sắm trong siêu thị và tập trung vào 10 món đó. Nếu bạn có thích mua một thứ gì đó, thì hãy bỏ nó lại. Nếu về nhà mà bạn cảm thấy hối tiếc dễ sợ khi không có nó thì lần sau hãy đi mua, tuy nhiên nếu lần sau bạn quên mất nó đi thì có nghĩa là bạn không cần nó.

Tôi luôn tự hỏi bản thân mỗi khi đi siêu thị rằng: liệu có nên mua kẹo về ăn không? Cái kẹo bạc hà này nhìn ngon quá. Cái bánh sữa kia ngon quá, cái đồ thơm phòng này “ngon” quá, mua cái cây này về lau sớ vải dính trên quần, cái đồ lót ly… Liệu có nên mua không? Không. Tôi bỏ về nhà và không nghĩ về nó nữa. Cuộc sống vẫn tốt đẹp khi không có nó. Cho đến một ngày khi tôi uống cà phê (tất nhiên có trà đá), vì không có đồ lót ly nên nó nhiễu nhõ ra bàn, làm một phần của cái bệ gỗ nó bị ẩm sợ hư của thế là tôi mới đi mua cái đồ lót ly về. Nó làm cho tôi có nhu cầu sử dụng cái lót ly nên tôi mới mua, và nếu không dùng đồ lót ly thì có thể vài tháng sau đó cái bệ gỗ của tôi sẽ mốc hư luôn. Cái lót ly là cái tôi cần.

Chúng ta cần phân biệt thật rõ giữa cái cần và cái thích.[su_highlight]Chúng ta thích nó vì bề ngoài, vì công dụng và hãy đặt câu hỏi rằng: Liệu sống thiếu nó trong hiện tại có được không? Nếu câu trả lời là không thì đó là cái bạn cần, còn nếu bạn chỉ nghĩ rằng bạn thích mua cái đó vì nó đẹp hay vì một lý do vớ vẩn nào đấy thì bạn nên dừng lại.[/su_highlight]

[su_divider top=”no” style=”dotted” size=”10″ margin=”10″]

 

Tóm lại, bạn đã biết được 5 cách để tiết kiệm hôm nay:

  1. Tiết kiệm 10% thu nhập
  2. Tự pha cà phê
  3. Không tivi, truyền hình cáp
  4. Nấu ăn tại gia
  5. Mua cái bạn thực sự cần.

Series tiết kiệm sẽ còn tiếp tục nếu tôi ngộ ra nhiều thứ hơn nữa.


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭