Đầu tư quỹ mở cổ phiếu: Chạy theo lợi nhuận trong quá khứ?

Trong các bản báo cáo của các quỹ, người ta hay nói rằng lợi nhuận đầu tư quỹ mở trong quá khứ không phản ánh lợi nhuận mà nhà đầu tư sẽ gặt hái được trong tương lai.

Ngay cả bản thân tôi cũng cho rằng điều đó là đúng. Với ví dụ về sự kiện năm 2018 trong bài viết “Nên đầu tư quỹ nào?” , khi hầu hết các quỹ mở gặt hái lợi nhuận lớn năm 2017 đã không thể mang lại lợi nhuận tương tự cho nhà đầu tư vào năm 2018.

Nhưng xét cho cùng, bản thân nhà đầu tư cá nhân là luôn đi tìm kiếm lợi nhuận cao nhất có thể. Vì thế, không có gì là bất thường nếu họ lựa chọn đầu tư vào quỹ mở có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất.

Câu hỏi đặt ra là: Liệu quyết định đó tại thị trường chứng khoán Việt Nam có hợp lý hay không?

Tôi tiến hành thu thập dữ liệu của 8 quỹ mở cổ phiếu tại Việt Nam, thời gian bắt đầu là từ 09/09/2015 đến 21/03/2021. Các quỹ mở cổ phiếu khác không được thêm vào do thời gian hoạt động quá ngắn.

Một số quỹ trong danh sách có đầu tư vào trái phiếu với tỷ trọng thấp <10% và họ có luân phiên thay đổi danh mục đầu tư theo thời điểm. Tôi thấy điều đó không có ảnh hưởng gì đến việc phân tích.

Lợi nhuận quỹ mở 1 năm qua

Đầu tiên là tôi sẽ xếp các quỹ này dựa theo lợi nhuận gặt hái được so với quãng thời gian 1 năm trước: từ 21/03/2020 đến 21/03/2021.


Thành quả đầu tư quỹ mở cổ phiếu 2020 - 2021

Tiếp theo tôi lựa chọn top 3 quỹ mang lại lợi nhuận lớn nhất (VFMVF4, VFMVF1, SSISCA) và thấp nhất (MBVF, TCEF, BVFED) gộp lại thành hai danh mục gọi là GOODBAD.

Sau đó giả định đầu tư vào các danh mục này từ thời điểm 2015 tới nay. Tái cân bằng tỷ trọng một tháng một lần.



Danh mục Good đánh bại Index Quỹ mở (Danh mục 8 quỹ với tỷ trọng bằng nhau) và hiệu quả hơn danh mục Bad rất nhiều.

Điều này hàm ý rằng: Các quỹ mở có tỷ suất sinh lợi (TSSL) tốt nhất 1 năm vừa qua cũng là những quỹ mở đã mang lại lợi nhuận cao nhất trong xuyên suốt quá trình đầu tư từ 2015 đến nay.

Mặc dù danh mục Good chịu mức sụt giảm vốn từ đỉnh lớn nhất nhưng các quỹ đó không bị “hụt hơi” trong cuộc đua này đã vậy còn quay trở lại ngoạn mục hơn.

Tất nhiên rằng không phải nhà đầu tư nào cũng tái cân bằng tỷ trọng danh mục mỗi tháng. Ngoài ra họ cũng sẽ phải chi trả chi phí mua/bán cho việc tái cân bằng danh mục. Do đó, mọi kết quả thu được trong bài viết này nên được ghi nhận dưới dạng giả thuyết hơn là thực tiễn.

Lợi nhuận quỹ mở 2-3 năm qua

Giả sử rằng nhà đầu tư chúng ta lựa chọn quãng thời gian 2 năm trở lại từ thời điểm 21/03/2021 là tốt nhất để ra quyết định lựa chọn đầu tư. Bởi vì 1 năm ngắn quá, có thể không phản ánh được toàn bộ câu chuyện.



Danh mục Good thì có VEOF thay thế SSISCA.

Danh mục Bad thì VCBFBCF thay thế cho TCEF. Việc loại bỏ TCEF ra đã giúp cho danh mục Bad rất nhiều trong quá trình đầu tư.

Danh mục Good không còn đánh bại danh mục Bad hoàn toàn như biểu đồ 1 năm ở trên. Thời điểm từ 2015 đến cuối 2017 thì cả ba danh mục này đều mang lại TSSL như nhau.

Nhưng cuối cùng thì vẫn cho thấy danh mục Good tốt hơn danh mục Bad.

Tôi thử đi sâu hơn, lựa chọn quỹ dựa trên TSSL 3 năm đổ lại:



Danh mục Good có: MBVF (thay thế cho VFMVF4), VFMVF1 và SSISCA.

Danh mục Bad có: BVFED, TCEF và VFMVF4 (thay thế cho BVFED).

Ta thấy rằng có thời điểm tại năm 2018 danh mục Bad mang lại TSSL lớn hơn danh mục Good.

Nhưng sau đó danh mục Good “trở lại đường đua”, đánh bại danh mục Bad hoàn toàn nhờ sự tăng trưởng đến từ VFMVF1 và SSISCA. Nếu như ai đó lựa chọn danh mục Bad dựa vào TSSL trong quá khứ, cụ thể năm 2018 thì bây giờ danh mục của họ đang hoạt động rất kém so với danh mục Good.

Kết luận:

Lý do tôi đi ngược về quá khứ bằng cách sử dụng dữ liệu x năm gần nhất là do trong các cuốn sách và bài viết về quỹ mở tại Mỹ họ nói rằng các quỹ xấu (mang lại TSSL thấp) thì qua thời gian sẽ thành tốt hơn. Còn quỹ mà từng mang lại TSSL tốt thì sẽ có xu hướng trở nên tệ đi.

Đó là Hồi Quy về mức trung bình (Regression toward the mean) nổi tiếng trong thị trường tài chính.

Dữ liệu tại Việt Nam đã cho ta thấy rằng các quỹ mở mà mang lại TSSL tốt nhất ở thời điểm 1-2 năm vừa qua thì trong quá khứ cũng là những quỹ đó mang lại TSSL tốt nhất cho nhà đầu tư. Họ đánh bại Index Quỹ mở trong bài (trung bình). Có nghĩa rằng “năng lượng” của các quỹ này rất dồi dào, không bị xuống sức sau quá trình chạy marathon.

Như vậy, việc các nhà đầu tư theo đuổi quỹ có TSSL tốt nhất tại Việt Nam là điều hợp lý.

Tuy nhiên, họ phải biết lựa chọn quỹ để gửi gắm. Bởi biểu đồ 4 cho thấy các quỹ Bad vượt trội hơn quỹ Good đầu năm 2018 do sự thay đổi quỹ của hai danh mục.

Các quỹ mà tôi cho rằng là “xấu” thì nó cứ xấu mãi. Điển hình là TCEF và MBVF.

Tôi không nói rằng họ dở. Tôi không có trình độ để chê bai họ. Vấn đề ở đây là phong cách của nhà quản lý quỹ tác động đến thành quả của quỹ đó.

Trong trường hợp MBVF, phong cách của họ rất là an toàn. Thời điểm 2018 khi tất cả quỹ mở trên thị trường thua lỗ thì danh mục của MBVF toàn tiền. Chính vì thế mà TSSL của họ 2 năm qua (từ 21/03/2019 đến 21/03/2021) rất tốt. Nhưng việc thêm MBVF vào danh mục Good tại năm 3 cho ra TSSL rất thấp.

Biểu đồ đầu tiên (thành quả 1 năm qua), MBVF cũng xếp cuối cùng do danh mục của họ bây giờ toàn là tiền. Khi thị trường chứng khoán tăng nóng cuối năm 2020, họ chủ động hạ thấp tỷ trọng cổ phiếu, bỏ qua giai đoạn gặt hái được nhiều lợi nhuận nhất và tụt lại sau cuộc đua.


Bonus: VNINDEX

Phần này thì một bạn comment nhờ tôi thêm VNINDEX hoặc VN30 vào biểu đồ để so sánh.

Vì chủ đề của bài viết này là so sánh các quỹ mở cổ phiếu với nhau và nhận xét về hành động lựa chọn quỹ mở dựa theo lợi nhuận quỹ mang lại trong quá khứ nên tôi đã không thêm VNINDEX vào do mục tiêu không phải là để tìm ra quỹ nào có thể đánh bại thị trường.

Nên tôi sẽ chỉ đưa biểu đồ lên và hẹn một ngày nào đó sẽ cập nhật lại bài viết cũ “Nên đầu tư quỹ nào?” hoàn chỉnh hơn.


Lưu ý:

Thời điểm viết bài tôi không liên quan hay làm việc cho các quỹ trên. Tôi cũng không quảng cáo cho đơn vị nào. Bài viết nhằm mục đích cung cấp thông tin chứ không phải khuyến nghị đầu tư. Các nhà đầu tư nên gọi trực tiếp đến quỹ để họ tư vấn trực tiếp.

Đây là bài viết số 23, mọi dữ liệu về bài viết tôi lưu tại:
https://github.com/vhoanghac/blog


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


8 responses

  1.  Avatar
    Anonymous

    Trong các hình vẽ của anh, anh có thể thêm 1 đường là tỉ suất sinh lời của VNINDEX hay quỹ ETF-VN30 để mọi người cùng nhìn xem các quỹ này có tăng trưởng hơn toàn thị trường không ạ

      1. Khương Avatar
        Khương

        Biểu đồ VN-INDEX ở đây là chưa xét đến cổ tức phải không bạn, nghĩa là nó phản ánh thấp hơn 1 chút lợi nhuận nếu đầu tư vào thị trường.

        1. Chào bạn. Theo quan điểm của mình chỉ số VNINDEX nên được xem là mức sinh lời chung của cả thị trường.
          Nếu VNINDEX trong năm tăng 10% thì kết luận tỷ suất sinh lợi của cả thị trường chứng khoán là 10%. Nếu quỹ đầu tư không mang lại tỷ suất sinh lợi lớn hơn 10% thì không ‘đánh bại được thị trường’.
          Mang VNINDEX vào so sánh nó sẽ bị khập khiễng do không có tính chi phí quản lý, cũng không có dữ liệu cổ tức…

  2. E là người mới, a cho e hỏi nếu mình không biết tái bân bằng mỗi tháng thì có ảnh hưởng nhiều đến TSSL hay độ sụt giảm ko ạ, và a có hướng dẫn gì cho người mới để có thể biết tái cb mỗi thánv cho phù hợp ko ạ. Em cảm ơn!

    1. Chào bạn, về câu hỏi tái cân bằng mỗi tháng mình từng viết một bài tại https://vohoanghac.com/dau-tu-lau-dai-co-nen-tai-can-bang-ty-trong-danh-muc/

      Việc tái cân bằng tỷ trọng danh mục không nhất thiết là phải tái cân bằng theo tháng. Để mình rãnh thì mình sẽ viết thêm một bài về phương pháp khác tại vì bài viết trên để lại cho mình nhiều câu hỏi hơn là trả lời.

      1. em cảm ơn anh ạ. Rất ngóng những bài viếp thiếp theo của anh, e là người mới nên cũng chỉ dám đầu tư vào quỹ chứ không dám mua cp, e thấy các phân tích của a rất hợp với e nên hy vọng a sẽ có nhiều bài phân tích, đánh giá trong thời gian tới ạ

  3. Thank bạn rất nhiều. Viết bài rất có tâm ạ !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭