Những điều tôi biết được sau khi đọc Năng Đoạn Kim Cương

[su_divider top=”no” style=”dotted” size=”8″]

Đôi lời

*Có thể bỏ qua đoạn này không cần đọc.

Tôi ít khi đọc sách dịch tiếng Việt nếu cuốn sách đó thuộc dạng cung cấp tri thức. Nó còn khó đọc hơn cả bản gốc tiếng Anh vì người dịch và biên tập dịch sai và thiếu sót trong việc kiểm tra. Ngôi vị số 1 thuộc về Thaihabooks (Thái Hà). Mỗi lần tôi đọc sách mà có cái logo này in trên bìa sách là gần như phải kèm theo bản tiếng Anh đọc cùng. Người dịch đã thiếu sót, ngay cả bản thân biên tập cũng không đọc lại (hoặc có đọc lại nhưng không hiểu).

Cuốn sách này ghi tựa “áp dụng abc vào quản trị doanh nghiệp” nhưng tôi không hề thấy việc nó có thể áp dụng vào việc quản trị doanh nghiệp (hoặc là nó có nhưng tôi không giỏi tới mức nhận ra điều đó) bởi vì những gì tác giả khuyên ta là tập trung phát triển bản thân, cái bản thân tốt hơn rồi sẽ làm việc tốt hơn. Quản trị doanh nghiệp? Đọc cuốn khác thôi.

Với tư tưởng trung lập, vô thần, không theo tôn giáo nào và đôi lúc còn phỉ báng. Và vì có một tư tưởng “đi ngược” như vậy nên mỗi lần đọc sách về một thứ tâm linh nào đó, tôi luôn bới móc, tìm kẽ hở, tìm chỗ sai… chính vì thế vô hình chung nó làm tôi đọc sách kỹ hơn những người khác.

Bản dịch đọc rất rắc rối, và khó hiểu ngay mục tiêu 2 của cuốn sách. Nếu dịch từ tiếng Anh gốc sang tiếng Việt đơn giản thì sẽ có nhiều đoạn dễ hiểu hơn nhưng một phần tác giả sử dụng các từ ngữ trong Phật giáo và các kiểu câu như trong kinh, một phần khác thì các câu đã dịch sang tiếng Việt lại lủng củng, khó đọc khiến việc tiếp thu kiến thức đã khó nay lại còn khó hơn. Nhưng nếu không có tiếng Việt chắc tôi có đi tìm hiểu các từ ngữ Phật giáo cũng không thể nào mò ra ý nghĩa. Tôi có thắc mắc rằng, liệu những người chưa bao giờ đọc kinh Phật hay không nghiên cứu Phật giáo trước giờ có tiêu hóa nổi cuốn sách này không?

Ví dụ: nhẫn nhục. Thật sự mà nói tôi không hề biết ý nghĩa của nó là gì khi đọc sách. Thế là tôi phải đi tìm: https://thuvienhoasen.org/a18426/nhan-nhuc

  1. Thân nhẫn: chịu đựng của bản thân trước nghịch cảnh không vừa ý như nóng, lạnh, đói khát.
  2. Khẩu nhẫn: sự im lặng của miệng trước các nghịch cảnh không vừa ý
  3. Ý nhẫn: nhẫn nhục của tâm ý, không có ý nghĩ than trách trước cảnh bị hành hạ, vu oan…

Hay: vô thường. Nguyên gốc của nó là “impermanent”. Tôi lại không hiểu sao lại dịch là “vô thường”. “Vô” theo Hán Nôm là “Không”. Còn “Thường” thì là “Thường xuyên”? Tóm lại “Vô Thường” ý ở đây là “Không Thường Xuyên”? Nhưng nếu dịch “impermanent” thì nó có nghĩa là “Không bền”. Nó sát với nghĩa gốc hơn. Người ta thường nói: không ai khỏe mạnh mãi mãi, thì có nghĩa là sức khỏe nó “không bền” (không khỏe mãi) theo thời gian khi mà tuổi thọ con người tăng cao, chứ không phải là con người “không thường xuyên” mạnh mẽ. Bởi vì, nếu nói “không thường xuyên” thì ám chỉ rằng sức khỏe sẽ có lúc lên lúc xuống, nhưng về già thì nó như biểu đồ đi xuống chứ không có lên lại. Nhưng mà vì lý do nào đó mà người ta dùng “Vô Thường”, chắc có lẽ bởi nó nghe hay hơn là “Không Bền”.

Hay: kiêu mạn. Nguyên gốc “pride”. Tôi google thì thấy trong “kiêu mạn”, “kiêu” khác với “mạn”; “kiêu” có liên hệ với những cái mình đang có tạm thời, còn “mạn” có liên hệ tới những gì mình không có mà tưởng rằng mình có. “Mạn” ở đây trong tiếng Phạn là Māna – nghĩa là kiêu ngạo, tự cao. Vậy, liệu có phải người ta đang làm phức tạp hóa vấn đề không? Chỉ cần ghi “kiêu ngạo” là ai cũng hiểu, tại sao lại ghi là “kiêu mạn” rồi lại đi phân tích “kiêu”, phân tích “mạn” ở đây cho cuộc sống thêm phức tạp bởi vì bản thân Māna đã bao hàm luôn ý nghĩa của từ đó. Thực chất ta chỉ làm cho từ nhiều hơn mà thôi chứ “kiêu ngạo” – “pride” – Māna – “mạn” hàm ý như nhau. Hay có thể nói là “mạn” thay vì “kiêu mạn”.

Tôi đọc mục tiêu 2 trước khi đọc mục tiêu 1.

Tôi bỏ qua các đoạn kể lể kinh phật và những thứ dính líu tới việc làm kim cương, vì nó làm thời gian đọc sách của tôi bị kéo dài ra, lợi ích mang lại thì hoàn toàn bằng không. Bằng chứng là tôi vẫn nhớ ý nghĩa của vài điều hay ho, nhưng lại quên sạch những đoạn kinh kể chuyện và các thứ về kim cương.

Những thứ tôi “rút ra” được từ cuốn sách là những gì mà tôi trong hiện tại hiểu được về nó. Tôi không thể ép bộ não của mình hiểu đúng và đủ 100% nội dung trong sách.

Tính “không” của vấn đề

[su_highlight]Mọi sự vật hiện hữu trên đời đều là “không”. Có nghĩa là không một vật nào là tốt hay xấu từ chính phía nó[/su_highlight]; phương thuốc của một người là thuốc độc với người khác. Một vật trở thành tốt hay xấu tùy theo nhận thức của bạn.

Khi nói về một trở ngại nào đó, cái vấn đề ở đây không phải là về trở ngại đó mà chính là từ góc nhìn của bạn xem nó như là một trở ngại. Mọi trở ngại xảy ra đều có thể được biến chuyển thành cơ hội, bởi vì bản thân nó không phải là một trở ngại.

Không ai trong chúng ta thích thất bại, không ai muốn đối mặt với nó. Mọi thứ trong tự nhiên được tạo nên đều có lý do của chính nó, tạo hóa làm chúng ta gặp trở ngại vì nó có mục đích riêng của nó. Vậy mục đích của nó là gì? Nó cảnh báo cho chúng ta biết rằng ta đang đi thế nào và giúp ta điều chỉnh hướng đi. Có thể nói rằng, bản thân của sự trở ngại ấy là một cơ hội để ta điều chỉnh bản thân, nó giúp ích cho ta chứ không phải hãm hại ta. Vì vậy, khi ta gặp một trở ngại nào đó, thì đa phần nó không xấu như ta nghĩ.

Ví dụ về đi làm. Một ngày nào đó ta sẽ chán công việc hiện tại, ta bỏ nó và đi làm công việc khác. Cái vấn đề ta đang đối mặt ở đây là: chán công việc này vì nó tẻ nhạt, có nhiêu đây làm miết làm miết. Và chúng ta chọn cách đối mặt với vấn đề này bằng việc bỏ nó và đi làm cái khác. Và có thể chuyển sang môi trường mới, chúng ta thấy mọi thứ tốt đẹp hơn. Khi nói về công việc, nó không nhất thiết phải là một cái nghề nào đó. Nó có thể là bất cứ các thử thách nào đó mà giúp cho ta hoàn thiện bản thân mình hơn trong tương lai sau này.[su_highlight]Hãy thay đổi góc nhìn, nghĩ rằng ta đang hoàn thiện bản thân của mình, chứ không phải là đi làm kiếm tiền. Khi ấy, cái vấn đề không còn là vấn đề nữa, mà là một cơ hội để ta trở nên tốt hơn.[/su_highlight]

Không bao giờ được nóng giận

“Tránh những cảm xúc tiêu cực không hề giúp ích gì trong việc xây dựng tương lai đã vậy còn có thể làm sức khỏe bị ảnh hưởng.”

Tuyệt đối không bao giờ nóng giận hay quyết định làm một cái gì đó trong lúc cảm xúc đang bị chi phối. Cái giây phút mà ta trở nên nóng giận, nó sẽ hình thành một cái “dấu ấn”, và nó sẽ theo ta từng ngày cho tới khi ta hứng chịu kết quả của việc tức giận đó.

Tưởng tượng một vài tình huống oái ăm mà ai cũng gặp: kế hoạch bị thay đổi vì bị ai đó làm phiền, kẹt xe đi làm trễ, sếp mắng, khách hàng chửi bới, mâu thuẫn với người làm chung công ty? … Cảm thấy bực bội khó chịu trong người vì những điều đó? Và bạn vô tình làm một điều gì đó cực kỳ tiêu cực để đáp trả lại trong cơn nóng giận?

Điều này giống như ta đã bàn ở trên, về cái “dấu ấn” hằn sâu vào tâm trí ta, theo đuổi ta từng giờ, từng ngày, ta trở nên hằn học, hay cằn nhằn, khó chịu với không chỉ tác nhân làm ta bực bội mà nó còn lây lan sang những người xung quanh. Hay có thể nói dân giã là: “Giận quá mất khôn”. Ý chỉ những hành động ngu ngốc trong lúc chúng ta đang trở nên giận dỗi. Mãi sau khi cơn giận nguôi đi chúng ta mới thấy hối lỗi về những việc mình đã làm trước đó. Nhưng bây giờ thì đã muộn rồi, chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả đó.

“Nếu vấn đề này có thể sửa chữa được, thì việc gì phải buồn vì nó?

Nếu vấn đề này không thể sửa chữa được, thì buồn phiền có ích chi?”

Cái gì đã là quá khứ, thì nó sẽ mãi mãi là quá khứ. Chúng ta không thể nào sửa chữa những lỗi lầm đã qua, vì vậy không cần thiết phải bận tâm về nó nữa.

Thay vì ta tức giận vì một chuyện gì đó, thì hãy ngồi lại, tĩnh tâm và loại bỏ ngay cảm xúc tiêu cực ấy ra khỏi người. Bởi vì, [su_highlight]chúng ta phải hiểu rằng: có tức giận cũng không giúp ích được gì cả[/su_highlight]. Và vì chúng ta đã loại bỏ cơn giận dữ rồi nên lúc này tâm chúng ta hoàn toàn thoải mái để giải quyết vấn đề. Nhưng cần phải hiểu rằng, mặc dù chúng ta đã loại bỏ cơn giận dữ, nhưng không có nghĩa rằng người khác cũng sẽ như vậy.

Và những thứ linh tinh

  • Đừng bao giờ kiêu mạn, hạ mình xuống ngang tầm với mọi người.
  • Đừng bao giờ đố kỵ với người khác về kết quả mà họ đã nỗ lực để có được; đừng so sánh mình với người khác, hãy hưởng thụ những gì bạn có.
  • Chúng ta hình như có thói quen lấy làm thích thú trước những nỗi thống khổ của mọi người xung quanh, ta cảm thấy thỏa mãn hay tự hào về nỗi buồn bực của người ấy. Hãy cố thông cảm với bất cứ ai đang gặp khó khăn, dù đó là đối thủ của bạn.
  • [su_highlight]Phật giáo đánh giá cao sự im lặng.[/su_highlight]

Tóm lại

Tốt hay xấu là do nhận thức của bản thân.

Không được tức giận. Tức giận cũng chả giải quyết được cái gì vì chuyện đã rồi.

 


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭