Bài viết hôm nay tôi xin đề cập đến việc đầu tư dài hạn một doanh nghiệp tốt trên thị trường chứng khoán với ví dụ là Vinamilk, mã cổ phiếu: VNM bắt đầu bằng số vốn 100 triệu đồng năm 2006 cho tới thời điểm hiện tại. Mặc dù thị trường chứng khoán đã ra mắt từ năm 2001 nhưng đến năm 2006 Vinamilk mới lên sàn. Lý do tại sao tôi chọn Vinamilk đó là bởi vì Vinamilk là một doanh nghiệp lớn của nước ta với sản phẩm chính là sữa, một mặt hàng rất được ưa chuộng, dù giàu hay nghèo gì cũng phải tiêu thụ sữa cả. Nền kinh tế có khó khăn thế nào đi chăng nữa người dân cũng mua sữa cho con uống. Vì thế đây là một điểm mạnh của Vinamilk.
Sự kiện ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến 2017
Tôi xin dành một chút để viết về các sự kiện đã từng xảy ra trên thị trường để chứng tỏ độ rủi ro của nó.
Vinamilk 2006-2017
Nếu bạn đầu tư 100.000.000 đồng mua cổ phiếu Vinamilk ngày 15/05/2006 giá 93.500 đồng thì bạn có tổng cộng 1060 cổ phiếu. Sau hơn 10 năm lăn lộn cùng với thị trường và dùng cổ tức để tái đầu tư vào Vinamilk trong suốt 11 năm bạn đã nâng tổng số cổ phiếu mà bạn nắm giữ lên 11.799 cổ phiếu, và nếu tính giá VNM hiện tại ngay ngày 10/05 cho tròn 180.000 đồng/cp thì tổng tài sản bạn đang sở hữu là 2.125.060.000 đồng! Tăng trưởng trung bình 32%/năm.
[wpdatachart id=3]
[su_highlight]Với tình hình kinh tế hiện tại, theo tôi tính toán nếu tôi bỏ 100 triệu ra đầu tư vào Vinamilk ngây bây giờ thì sau 10 năm tôi sẽ nhận 340 triệu đồng. Lãi suất trung bình mỗi năm vào khoảng 13%.[/su_highlight] (Tôi giả định rằng doanh thu mỗi năm luôn tăng 20% và P/E 10 năm sau là 30)
Tôi biết rằng tôi đang nhìn về quá khứ để nhận xét một vấn đề. Nếu thật sự tôi đầu tư 100 triệu năm 2006, liệu tôi có đủ dũng cảm để mà ôm một đống cổ phiếu trong hơn 6 năm trời không có một đồng lời nào không. Chưa kể còn nhiều đợt biến động kinh tế khác trong xuyên suốt những năm qua nữa chắc chắn nó sẽ làm run sợ rất nhiều người. Hiện tại giá VNM đang ở mức 166.000 đồng/cổ phiếu, và thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 05/2018 này đang chao đảo, điều chỉnh gần 30%.
[su_highlight]Nhưng tôi vẫn lựa chọn viết bài này nhằm chứng minh cho các bạn thấy rằng những tin tức, những đợt sụt giảm chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn, về dài hạn nó hoàn toàn không tồn tại nữa.[/su_highlight]Việc đầu tư dài hạn rất là khó và ít ai làm được. Kể tôi nghe tên một người nào khác đầu tư dài hạn mà bạn biết ngoài Warren Buffett?
Tin tức, tin tức, tin tức
Chúng ta bị tống cho một đống tin tức vào mặt mỗi ngày. Hôm nay tôi đang vui lướt Facebook gặp một tin chấn động về một dịch bệnh ở Châu Phi, thật khủng khiếp. Nhưng tôi chẳng quan tâm. Liệu nó ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán đây?[su_highlight]“Không Quan Tâm”[/su_highlight]. Brexit nổ rồi, ác mộng chăng? Kệ nó!
Chúng ta dễ bị những thứ tin tức này tác động bởi vì chúng ta để tâm trí mình bị lay động. Như tôi đây, hồi đó tôi không quan tâm vụ giàn khoan HD gì kia, thật sự tôi cũng không biết rõ về nó luôn. Tôi chỉ nghe báo đài nói giàn khoan gì đó rồi thôi tôi không đào sâu. Bây giờ có ai hỏi cái đó là gì tôi cũng không biết nói sao. NHƯNG!!! Những nhà đầu cơ chứng khoán năm ấy lại nhớ rất rõ vì năm đó thị trường giảm điểm cứ như tận thế tới nơi. Làm thế nào mà tôi không bị nó tác động nhỉ? Đơn giản hồi đó tôi chẳng có để tâm đến nó. Và vì mù tịt nên tôi có cái lợi đó là không phải gánh thêm một cái đau khổ vào trong lòng.
Hay vừa mới đây vụ ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, trước đó 1 ngày tức ngày 8/5 thì báo chí liên tục đưa tin về giá dầu.Vừa đăng hôm 08/05 thì ngay sáng 09/05 báo lại đăng tiếp một bài giá dầu đảo chiều. Các nhà đầu cơ chắc như ngồi trên đống lửa ngay lúc này.
Nhưng mà cuộc vui vẫn chưa dừng ở đó, chỉ chừng 1 tiếng sau khi bài báo đó đăng tải thì lại thêm một bài báo khác với nội dung thông báo giá giàu đã tăng mạnh trở lại sau khi giảm.
Chúng ta bị báo chí xoay quanh và liên tục đưa ra các tin tức thật sự nó không phải tin tức mà là một thứ gì đó om sòm, ồn ào vớ vẩn vô cùng. Tôi ví dụ 2 anh A và B. Anh A thì lúc đó đang coi thị trường, tin tức đưa ra làm anh A nóng hết cả ruột gan phải cắt lệnh theo thị trường. Trong khi đó anh B vẫn còn đang ngủ vì hôm qua thức khuya, đến khi dậy thì anh B đọc tin tức và vào xem giá dầu rồi mừng rỡ vì lệnh BUY của mình vẫn cứ sinh lời.
[su_highlight]Bạn thấy kiểu tin tức về giá dầu trên có đáng để quan tâm không?[/su_highlight]
Hãy để tâm trí thoải mái, lời kết.
Chúng ta đầu tư nhưng luôn để tâm lý và cảm xúc mình bị tác động bởi việc giảm giá hay là những tin tức vô bổ. Vì vậy, nếu bạn thật sự nghĩ về tương lai, chọn một công ty tốt để đầu tư dài hạn và hãy quên hết đi những biến động giá của nó. Tôi cũng đang làm đây, nhiều lúc tôi nhìn giá và thấy lỗ vài % cũng lo lắng lắm, nhưng tôi lại suy nghĩ về những bài học đã từng trải, những điều mà các nhà đầu tư khác đã viết trong sách hay thậm chí là nghĩ về vài điều trong cuốn tuyển tập Stocism của Marcus Aurelius. Và tôi lựa chọn việc “Không Quan Tâm”, để thị trường tự vận động theo hướng của nó.
P/S: Trong quá trình đầu tư, tôi nghiệm ra một điều rằng. Khi tôi có nhiều tiền và một nguồn thu nhập bị động để cho cuộc sống của tôi hoàn toàn thoải mái mà không cần phải làm gì vất vả, đó là lúc tâm trí tôi thoải mái nhất và không hề lo nghĩ gì về việc đầu tư thua lỗ cho dù khoản lỗ đó có 10% hay 15% đi chăng nữa. Vì vậy tôi xin bổ sung thêm một điều kiện để giúp tâm trí thoải mái hơn trong đầu tư đó chính là: Tự Do Tài Chính.
[su_divider top=”no” style=”dotted” size=”8″ margin=”10″]
Tham khảo:
1/ 10 sự kiện nổi bật trên thị trường Chứng khoán Việt Nam năm 2006
2/ Nỗi ám ảnh sau cơn sốt đất 2007 của đại gia Sài Gòn
3/ http://ndh.vn/10-su-kien-chung-khoan-noi-bat-nam-2010-2583201p146c155.news
4/ http://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-viet-nam-2011-365-ngay-day-bien-dong-1325474697.htm