Bàn về đọc sách nhiều tốt hay xấu

Một số người cho rằng đọc sách nhiều rất xấu, đọc cho nhiều nhưng không áp dụng bao nhiêu.

Có hai kiểu người đọc sách: đọc sách vì thích đọc và đọc sách để hoàn thiện bản thân.

Đọc sách vì thích đọc

  • Đọc bất cứ cuốn sách nào mà họ thích.
  • Chỉ cần đọc tựa đề, đọc mô tả thấy hay là họ mua về đọc.
  • Mục đích không phải là để học tập hay hoàn thiện bản thân

Đọc sách để hoàn thiện bản thân

  • Đọc sách để tìm cách giải quyết vấn đề nào đó.
  • Họ đọc để nâng cao sự hiểu biết.
  • Để hoàn thiện bản thân.

Dễ kể đến là một bộ phận các sinh viên tìm đọc các cuốn sách self-help, sống tốt, các phương pháp này nọ. Họ đang thấy bản thân vướng một khúc mắt nào đó, gặp khó khăn trong việc phát triển bản thân nên mua về đọc. Hay như phong trào khởi nghiệp, họ tìm mua những cuốn người Do Thái, khởi nghiệp với $100, từ 0 đến 1… Để tiếp nhận các thông tin, kinh nghiệm khi khởi nghiệp.

Bản thân tôi xuất phát từ việc muốn hoàn thiện bản thân còn hiện tại là “lai tạp” giữa hai trường phái. Tôi lúc đó tham gia thị trường cổ phiếu, không giống với ông bạn mua khoá học, tôi mua sách đọc. Tôi chi khoảng 500k cho số sách đó thay vì khoá học 3 triệu. Tôi mê mẩn những cuốn sách nói về cổ phiếu, tìm đọc say mê để bổ sung kiến thức. Và tất nhiên là có thực hành, tôi nhận thấy nếu đọc mà không hành thì không có tác dụng. Những thăng trầm của thị trường tôi trải qua không được nói trong sách bởi nó là cảm xúc của tác giả chứ không phải của tôi. Tôi say mê đọc từng cuốn sách về chứng khoán, về thị trường chứng khoán quốc tế, các phương pháp đầu tư, cách đọc báo cáo tài chính, tiểu sử của Warren Buffett, tôi lân la qua xem cả phim về thị trường chứng khoán. Nói chung hồi đó bộ sưu tập sách mới mua của tôi toàn là về tài chính chứng khoán.

Những cuốn sách tôi đọc các tác giả đều kể về quá trình đầu tư của họ, có thắng có thua, cuối cùng rút ra kinh nghiệm và truyền đạt lại cho lớp sau. Vì đa phần những sự kiện tác giả kể trong sách đều thuộc về quá khứ cho nên nó rất có lợi cho tôi.

“Học từ sai lầm của mình là tốt. Nó còn tốt hơn nếu học từ những sai lầm của người khác.”

– Warren Buffett

Warren Buffett có nhiều câu hay lắm nhưng câu này là kim chỉ nam của tôi trong lĩnh vực đầu tư vì thế nên tôi miệt mài đi học những sai lầm của người khác thông qua sách của họ. Làm gì có kiểu học ở đâu tốt hơn ngoài đọc sách vì bạn đâu thể nào bắt máy bay tới họ và nói chuyện trong 1 ngày. Những sai lầm của các tác giả tôi đều ghi lại đề phòng một ngày nào đó trong tương lai sự kiện đó lập lại: như mô hình bong bóng dotcom, tulip, Bitcoin… và nhờ thế mà tôi đã tránh được cơn bong bóng Bitcoin trong ngắn hạn.

Thời gian đó Bitcoin nổi lên như một cơn sốt, và vì bản tính ham học hỏi, tôi mày mò đi tìm hiểu về bong bóng dotcom, bong bóng nhà đất, nhìn biểu đồ rồi tôi đưa ra quyết định của mình là bán toàn bộ số Bitcoin vào cuối năm 2017 chốt lời thu về tài sản. Tôi chả có bán trúng đỉnh, tôi bán xong nhìn giá tăng lên tôi cũng buồn lắm nhưng tôi tin chắc chắn rằng lịch sử sẽ lập lại lúc đó nhờ những gì tôi đọc trong sách.

“Không có gì mới trên thị trường chứng khoán. Những gì đã xảy ra trong quá khứ sẽ được lập lại lần nữa. Đó là bởi vì bản tính con người không bao giờ thay đổi.”

– Jesse Livermore, trong cuốn Hồi ức về một thiên tài chứng khoán.

Tôi thấy rất nhiều người nhảy vào thị trường chứng khoán mua bán theo người khác khuyên rồi khi thị trường đỏ lửa thì hỏi tại sao. Không phải nói xạo mà chính bản thân tôi đã từng tiếp xúc với một vài bạn trên mạng hỏi những câu đại loại như: giá này mua được không, bao giờ nó tăng lại… Tôi mà biết trước là tôi đã giàu rồi. Họ không có kiến thức nền tảng về thị trường, dù trải qua bao hồi “xanh đỏ” nhưng họ chưa bao giờ có ý định học tập để “nâng cấp” bản thân.

Vì vậy[su_highlight]tôi thấy việc đọc sách rất là có ích, nhất là khi bạn theo đuổi lĩnh vực mà mình quan tâm[/su_highlight], tuy rằng đó là kinh nghiệm của người khác, câu chuyện của cuộc đời họ nhưng tất cả những người thành công đều có một điểm chung đó chính là họ biết đầu tư cho bản thân.

Sau đó, tôi chuyển sang đọc bất cứ thể loại nào mà mình thích bởi tôi có nhiều thời gian rảnh. Từ truyện ngắn xã hội, sách Phật giáo, sách kinh tế, sách tâm lý hay thậm chí cả thể loại self-help mà người ta tìm đọc khi thấy thất bại và mất niềm tin vào cuộc sống. Tôi đọc đủ thứ tôi thấy thích nhưng vẫn chú ý đến thể loại sách về tài chính hơn cả. Như bạn thấy đấy, tôi đọc nhưng không phải với mong muốn lấy những thứ đó ra để làm việc, để “lậm” sách như bao người thường nói. Tôi đọc chỉ vì đơn giản tôi muốn biết tác giả nghĩ gì, họ đưa ra thông tin gì, mình thích thì mình đọc thôi.

Quay lại câu hỏi: Đọc sách tốt hay xấu? Tôi xin mạnh dạn rằng: Thà có đọc còn hơn không!

Bill Gates đoc hơn 50 cuốn sách mỗi năm, Mark Zuckerberg 24 cuốn mỗi năm còn Warren Buffett dành hầu hết thời gian một ngày để đọc.

Họ đọc nhiều sách nhưng sao không ai chê họ và bảo rằng họ đọc nhiều rồi, đừng đọc nữa? Tại sao lại phân biệt đối xử khi cho phép người thành công đọc nhiêù sách còn những người bình thường như tôi hay các em sinh viên cứ hễ đọc nhiều sách là chê bài? Qua đó ta thấy rằng thường những ai thành công rồi thì sự ảnh hưởng của họ lớn, không ai dám “dạy” người giàu cả. Vì vậy, bạn hãy cứ vững tinh thần mà đọc sách dù có ai chê bai đọc sách nhiều này nọ đâm ra thế này thế nọ… Chỉ cần bạn sống tốt với bản thân, luôn dành điều tốt đẹp cho chính mình là được, không cần phải quan tâm đến người khác nghĩ gì.


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭