Hiểu biết ít, nguy hiểm nhiều

Hieu biet it nguy hiem nhieu

Karina Chikitova

Một câu chuyện xảy ra đã lâu, về một cô bé tên là Karina Chikitova bị lạc trong rừng Siberia, một khu rừng đầy gấu và sói. May mắn thay là cô bé đã ở chung với chú chó của mình vào mùa hè, khi mà nhiệt độ về đêm chỉ còn 6 độ C. Vấn đề ở đây là, cô bé chỉ mới 4 tuổi.

Sau 11 ngày cố gắng sinh tồn, cô bé được cứu vì chú chó chạy về làng và đội cứu hộ đã lần theo dấu vết của nó. Bạn có thể nghĩ rằng đó là điều kỳ diệu, được trời đất phù hộ…

Trong cuốn sách của mình, Deep Survival: Who Lives, Who Dies, and Why,  tác giả có phỏng vấn Kenneth Hill, một giáo viên và cũng là một nhà tâm lý học, về việc ai sẽ tồn tại, còn ai không.

Vấn đề ở đây không phải là phán đoán ai sẽ tồn tại. Nhiều khi, người tồn tại có thể là một cô gái leo núi ít kinh nghiệm, trong khi một thợ săn giàu kinh nghiệm lại từ bỏ mọi thứ… mặc dù lúc đó không lạnh lắm. Trẻ con dưới 6 tuổi thì chúng có tỉ lệ sống sót cao hơn. Và mấy đứa trẻ tuổi từ 7-12 thì tỉ lệ sống sót rất thấp.

Bọn trẻ con, chúng không có lối suy nghĩ của người lớn. Bọn nó không hiểu việc phải di chuyển tới vị trí nào đó để có tầm nhìn tốt hơn. Tất cả mọi thứ đều là bản năng. Nếu nó lạnh, nó sẽ bò vào bụi rậm hoặc cây to để giữ ấm. Nếu nó mệt, nó sẽ nghỉ cho nên nó sẽ không bị đuối sức. Nó khát, nó sẽ uống nước. Kiểu suy nghĩ đó làm chúng nó cảm thấy tốt hơn, thoải mái hơn, và chính việc đó giúp chúng tồn tại lâu hơn.

-Kenneth Hill

Quay trở lại chuyện cô bé Karina. Ta có thể thấy cô bé có lối suy nghĩ y chang. Cô bé núp trong những bụi cỏ cao để tranh thú vật, ôm con chó để giữ ấm, và tìm mấy quả dại để ăn khi đói bụng.

Bọn trẻ con từ 7-12 tuổi thì lại khác. Lúc này nó đã bắt đầu hình thành cái tư duy người lớn, nhưng nó lại thiếu cách quyết định như người lớn. Bọn nó sẽ không có khả năng để điều khiển cảm xúc dựa trên các tình huống gặp phải. Bọn nó sẽ bỏ chạy trong hoảng loạn, bỏ qua cơn khát, cơn đói… cho tới khi tụi nó gục ngã. Một cách suy nghĩ như người lớn, nhưng chưa đủ tầm… bởi thế mới nói[su_highlight]hiểu biết ít thì nguy hiểm nhiều[/su_highlight].

-Kenneth Hill

Ảo Tưởng Sức Mạnh

Nghĩ lại thời gian vừa qua và có thể lấy làm ví dụ sống cho bài viết này luôn.[su_highlight]Việc sở hữu vốn kiến thức hạn hẹp trong trong lĩnh vực nào đó sẽ dẫn đến việc quá tự tin[/su_highlight]. Khi anh quá tự tin vào hành động của mình, anh sẽ ra quyết định sai lầm. Đây chính là hội chứng Dunning-Kruger. Nói một cách dí dỏm là Ảo tưởng sức mạnh.

Một chút hiểu biết có thể dẫn đến kết cục tệ hơn là khi không biết gì.

Nassim Nicholas Taleb

Dunning và Kruger đã phát hiện ra một điều lý thú: sau khi lĩnh hội được một chút kiến thức trong bất kỳ lĩnh vực nào, cá nhân đó sẽ cảm thấy tự tin vượt bậc. Tuy nhiên, sau khi cá nhân đó tiếp tục quá trình rèn luyện, thái độ tự tin thái quá đó sẽ giảm dần. Chỉ tới khi nào kinh nghiệm của cá nhân đó tăng cao thì trạng thái tự tin này mới quay trở lại.

Hiểu biết ít nguy hiểm nhiều

amzn
Amazon

Các nhà đầu tư trong thời kỳ bong bóng .com đã quá tự tin về internet, họ nghĩ internet là tương lai của cả nền kinh tế. Tất nhiên nó là tương lai, nhưng họ đã tự tin về nó quá sớm. Vấn đề là trong thời gian đó ai cũng dự đoán nó là bong bóng chỉ chờ sập dựa theo mô hình các bong bóng đã từng tồn tại từ trước. Nhưng sao không ai rút chân ra khỏi thị trường mà vẫn đắm chìm vào nó? Rất nhiều bài báo về bong bóng, lập luận của các nhà kinh tế học được đăng lên báo hằng ngày kèm theo lời cảnh báo lịch sử sẽ lập lại. Nhưng không một ai nghe, và dẫn chứng: bây giờ thì khác hồi xưa rồi!

Bản chất của ảo tưởng chính là chúng ta tin rằng mình hiểu quá khứ, và vì thế tương lai cũng trở nên dễ nhận biết hơn, nhưng trong thực tế là chúng ta hiểu về quá khứ ít hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Nếu bạn dám chắc rằng bạn chưa phạm phải một sai lầm bởi sự tự tin thái quá của bản thân, yên tâm, trước sau gì bạn cũng sẽ vấp phải nó.


Làm thế nào để phát hiện việc “ảo tưởng sức mạnh” của bản thân?

Với kinh nghiệm của vô số lần “ảo tưởng sức mạnh” dẫn đến suy sụp, tôi có thể điểm qua vài điểm để nhận diện.

1- Bạn đã nghĩ kỹ về quyết định đó chưa? Trước khi ra quyết định nào cũng phải bỏ ra thời gian tìm hiểu. Đừng vội vã mua một cổ phiếu nào đó, xong rồi thấy nó giảm lại lục đục chạy đi đọc báo cáo về nó.

2- Tìm các ý kiến trái chiều. 

3- Đặt câu hỏi mọi lúc. Nếu bạn cứ liên tục đặt câu hỏi “tại sao?”, bạn sẽ nhận ra rằng logic của mình đang có vài lỗ hổng.

4- Phân bổ danh mục. Chưa từng có ai “cháy” tài khoản, hay phá sản vì trở nên thiếu tự tin hay phân bổ ít vốn vào danh mục. “Vào” ít thôi. Chỉ những người thiếu kinh nghiệm mới có suy nghĩ rằng: tỷ trọng càng cao thì lợi nhuận sẽ càng cao. Họ chưa nghĩ đến việc thua lỗ.


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭