Trẻ con hư lỗi do ai?

Về quê ăn Tết, nhân dịp chai nước súc miệng hết nên tôi mới đi nhà sách để mua. Vì ở một thị xã nhỏ (nhưng có võ) cho nên nhà sách nơi đây kiêm luôn cái siêu thị. Tầng dưới là bán các vật dụng trong nhà: đồng hồ, khăn tắm, nước giặt tẩy, bút viết các loại còn tầng trên là bán sách. Tôi cũng thử dạo quanh tầng trên để xem có gì hay ho không nhưng đa phần ở đây là bán truyện và sách giáo khoa là chủ yếu, những cuốn sách mới thì lại không thấy trên kệ.

Bàn việc xếp hàng

Sau khi lựa xong thì tôi ra quay ra quầy tính tiền đứng xếp hàng ngay ngắn. Chuyện vẫn bình thường cho tới khi có vài em học sinh nhỏ chen lên trước để tính tiền và một anh nhân viên trong nhà sách ấy nói với đám nhỏ: “Mấy đứa mua đồ cứ bỏ đồ lên đây đi chứ để ai đi vô người ta bỏ lên tính tiền trước.” Thế là lũ trẻ nháo nhào bỏ đồ đạc lên bàn, không trật tự lề lối, quên mất đi bài học xếp hàng được dạy trên trường lớp và tôi mất lượt của mình.

Trong thời gian chờ đợi tôi suy nghĩ về[su_highlight]việc học xếp hàng khi vào lớp, xếp hàng chào cờ hay các bài học giáo dục công dân trong sách… mọi thứ đều vô dụng khi nó dính đến quyền lợi của một ai đó.[/su_highlight] Thầy cô ra sức dạy các em các bài học giáo dục công dân tuy nhiên chưa chắc các em đã tuân theo. Tôi thú nhận luôn là những bài học đó tôi học lúc nhỏ nhưng tôi xem nó như những môn học vớ vẩn không cần phải học. Sau này lớn lên khi đi học đại học, tiếp xúc với đời sống hiện đại, những kiến thức ngoài sách vở tôi mới thấy cần phải hoàn thiện bản thân hơn. Có thể lấy tôi làm một ví dụ sống rằng những thứ học trên nhà trường lúc nhỏ như môn giáo dục công dân chả giúp ích gì được cho đời sống cả. Như các em nhỏ dù học rằng phải xếp hàng, nhưng khi tiếp xúc với xã hội, bị một tác động nào đó như lời nói của anh nhân viên siêu thị, gây ảnh hưởng đến quyền lợi nên tụi nhỏ bỏ ngoài tai bài học xếp hàng. Tôi viết về lý do tại sao tôi lại có suy nghĩ như vậy ở cuối bài.

Bạo lực học đường

Trong năm 2017 vừa qua, rất nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra, theo thống kê cho biết cứ mỗi một ngày là có trung bình 5 vụ đánh nhau. So với 10 năm trước, con số này đã tăng gấp 13 lần.

Một số nêu ý kiến rằng việc học tập nặng lý thuyết, tôi thấy đúng là như vậy. Một số khác thì lại nói do thầy cô và gia đình, tôi cũng đồng ý nhưng ít ai nêu ra lý do tại sao lại con số bạo lực lại tăng gấp 13 lần so với 10 năm trước, tại vì nếu tăng mạnh như vậy mà đổ lỗi do giáo dục là không đúng, chẳng lẽ bài học có bấy nhiêu đó, cũng những con người đó mà làm trẻ em hư hơn?

[su_highlight]Tôi thì lại nêu lý do riêng: đó chính là do sự phát triển của công nghệ[/su_highlight], bằng hình dưới đây:

Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng dân số ~94 triệu dân và lượng người dùng internet hiện nay là ~50 triệu người tăng 6% (~3 triệu người) so với năm 2016. Trong đó lượng người sử dụng mạng xã hội là 46 triệu người, chiếm 48% tổng dân số, tăng 31% (~11 triệu người) so với năm 2016.

Thời gian trung bình lên mạng bằng máy tính là ~7h mỗi ngày, còn sử dụng điện thoại là 2h30p.

Mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất là Facebook, tiếp đến là Youtube xem video, chat trên Facebook Messenger, Zalo… Wechat đa phần là du khách Trung Quốc sử dụng.

Không khó để nhận ra rằng xã hội ngày càng phát triển, con người càng sử dụng nhiều công nghệ để kế nối với nhau. Bất cứ tin hot, tin tức gì đều được cập nhật trên Facebook bởi vì lượng người dùng đông, một bộ phận lớn sử dụng Facebook như một công cụ để đọc tin tức hằng ngày.

Tóm lại quan điểm của tôi rằng. Hồi xưa 10 năm trước không có các công cụ cập nhật tin tức mạng xã hội này cũng như không có điện thoại để quay clip rồi tung lên mạng nên[su_highlight]đa phần các vụ bạo lực không được ghi nhận vì chả ai biết nó đã xảy ra.[/su_highlight] Bây giờ xã hội phát triển, điện thoại trở nên phổ biến nên ta dễ dàng thấy các vụ đánh nhau được đăng tải lên mạng rồi vô hình chung chúng ta đưa ra quan điểm rằng bây giờ bạo lực học đường diễn ra nhiều hơn hồi xưa.

[su_highlight]Tôi đồ rằng số lượng bạo lực học đường vẫn dao động xung quanh một con số nào đấy, cái thay đổi chính là số lượng clip được đăng tải lên mạng mỗi ngày. Vì thế nhận xét số ca bạo lực học đường hiện nay tăng gấp 13 lần 10 năm trước là cực kỳ vô lý.[/su_highlight].

Trách ai?

Hay là ta trách đủ thứ: giáo dục, thầy cô, cha mẹ, xã hội và bản thân các em. Giáo dục thiếu chất không nêu được tầm quan trọng của đạo đức, thầy cô thiếu quan tâm đến em nhỏ, cha mẹ không biết dạy con, xã hội tác động dưới hình thức các em nhìn và nghe theo hành động của người khác và cuối cùng bản thân các em thiếu nhận thức, chủ động tiếp cận với cái xấu.

Có ý kiến cho rằng nặng nhất chính là thầy cô và cha mẹ đã không dạy cho các em kỹ lưỡng. Tại sao lại như vậy?[su_highlight]Chắc là chính bản thân họ cũng không có nhận thức về những việc đúng/sai để mà dạy con.[/su_highlight]

“Văn hóa xếp hàng từng được dạy khá bài bản nhưng tại sao đến nay dường như đã trở về số không? Có lẽ đây là câu hỏi thú vị đối với các nhà nghiên cứu văn hóa và là chủ đề tranh luận hấp dẫn cho tất cả chúng ta. Có phải vì mất niềm tin về sự công bằng nên ai cũng phải lao lên giành giật?”

– ThS Trương Khắc Trà

Một cảnh “vui chơi” như thế này thì sao mà dạy con cái?

Môi trường học tập và chính bản thân các em cũng rất quan trọng. Tôi nhớ lại năm học cấp 2 ba má nói với tôi rằng ngôi trường T.C.V gần nhà của tôi là dành cho mấy đứa lêu lổng, chuyên môn đập phá, du côn, mất dạy… rất nhiều từ khủng khiếp và định hướng tôi phải vào trường N.T danh tiếng dành cho những học sinh giỏi vào học. Vâng tôi thấy cũng đúng vì lúc tôi còn nhỏ thì những vụ đánh lộn đều có tiếng từ trường T.C.V, cho nên hồi đó ai vô T.C.V là mất mặt người lớn lắm. Và tôi “rớt” vào trường đấy cùng với cháu mình. Chắc ba má tôi mất mặt lúc đó lắm…

Tôi xin đưa ra 2 ví dụ điển hình về tôi và cháu tôi đối với một môi trường học tập là trường T.C.V nhưng ở 2 lớp khác nhau và tinh thần học tập khác nhau.

Tôi, vào trúng lớp không ăn chơi, đập phá, có thể nói là cũng tụ hội nhiều con người học giỏi cho nên tôi cũng muốn ganh đua với họ. Đứa bạn thân của tôi cũng trong lớp này nhưng sau vì áp lực gia đình nên nó phải thi lại và đậu vào N.T. Học tập trong môi trường T.C.V sau 3 năm tôi chưa hề đánh lộn, đập phá lần nào cũng chả có giao du với “đám xì ke ma túy” mà người ta hay vơ đũa cả nắm. Tôi tự hỏi rằng tại sao trường bình thường như này người ta lại phải mất mặt khi con cái họ “rớt” vào đây? Sau khi tốt nghiệp tôi vô Sài Gòn tiếp tục học tập và sinh sống.

Cháu tôi, vào lớp cũng có hơi ngang tàn, lười biếng và có phần hơi du côn theo cách nhìn của vài người. Tôi sẽ không kể rõ về đời tư của cháu tôi lắm nên chỉ tóm gọn rằng dù quá khứ có bỏ học vì không được dạy dỗ tốt, bỏ luôn cả học cao đẳng dở dang nhưng bây giờ đã cưới vợ sinh con và một công việc ổn định lâu lâu hay xuống Sài Gòn chơi với tôi.

Cả hai đều có xuất phát điểm khác nhau, môi trường học tập khác nhau và bản thân mỗi đứa đều có phương hướng riêng của bản thân mình, duy có một cái duy nhất là tôi thấy có điểm chung chính là sự quan tâm của gia đình – tôi rất ít được quan tâm về mặt giáo dục. Một đứa thì tốt, một đứa thì dở dang theo cái nhìn của mọi người trong gia đình. Cho nên tôi mới thấy cái môi trường học tập rất quan trọng, gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Và phải chính bản thân phải có sự phấn đấu, biết nghĩ cho tương lai mà tiến tới. Cái tư duy của mỗi người không phải ai cũng giống nhau, có người mất 1 năm để nghĩ trong khi đó có người mất những 10 năm để ngộ ra. Khi nhỏ ta có mê chơi, lười biếng nhưng khi tư duy chúng ta được “nâng cấp” thì chúng ta sẽ “sáng” ra rất nhiều.

Tóm lại. Đó chính là bản thân mỗi người.[su_highlight]Cuộc đời có rất nhiều bài học dành cho ta, vấn đề là ta có ghi nhận nó mà rút ra kinh nghiệm hay không.[/su_highlight] Chúng ta có hơn 60 năm để mà hoàn thiện bản thân mình vì vậy đừng buồn nếu như bạn, hay con bạn có cách ứng xử thua người hay thậm chí cứng đầu khó dạy. Có 2 người trong đời đã dạy tôi về cách xưng hô lễ phép, 1 người anh trên bàn nhậu (tôi bỏ nhậu rồi) và 1 người chú lái xe hay ngồi uống sữa trước nhà tôi. Tôi thấy mắc cỡ, xấu hổ về sự thiếu lễ phép của mình nên đã tự chỉnh đốn bản thân. Nếu nói về năng lực đặc biệt giúp tôi hoàn thiện hơn, tôi xin cám ơn cái tôi của tôi – nó biết xấu hổ.

[su_divider top=”no” style=”dotted” size=”10″ margin=”10″]

– Tư liệu về sử dụng mạng xã hội: We Are Social – Slideshare


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭