Dù tôi có tài giỏi đến đâu, chắc chắn cũng sẽ có lúc vấp ngã và mắc sai lầm khi đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhưng, vấn đề quan trọng ở đây không phải sự kiện đó tác động lên tôi như thế nào mà là tôi phản ứng lại sự kiện đó thế nào. Phật giáo có rất nhiều cái hay, những cái hay đó có thể được sử dụng để rèn luyện tư tưởng của bản thân và giúp nâng cao tinh thần.
Luôn luôn có cái sai song hành cùng ta
Có nhiều chuyện mắc cười trên thị trường mà ai cũng đã trải qua: Cứ hễ mua vào là ngày mai giá cổ phiếu giảm, mà bán ra một cái là giá ngay lập tức tăng vùn vụt. Và thế là ta cho rằng ta xui xẻo, rồi ngồi thầm nghĩ giá mà giữ lâu hơn, hay cố gắng chờ đợi thì tình hình sẽ tốt hơn.
Phật giáo: Bản chất cuộc sống là vậy. Khi ta bị bệnh, điều đó không phải là sai, bản chất cơ thể con người sẽ là như vậy. Cũng giống như máy móc, trước sau gì nó cũng sẽ phải hư vì bản chất của nó là vậy. Do đó, cho dù ta có gặp xui rủi gì đi chăng nữa, ta hãy chấp nhận rằng mọi sự vật trên đời này đôi lúc phải gặp trục trặc. Việc của ta không phải đòi hỏi cuộc đời phải cho ta cái này hay cái kia. Nhiệm vụ của ta là theo dõi nó, hiểu nó, chấp nhận nó và buông nó đi, bởi nó đã là quá khứ rồi, có suy nghĩ mãi cũng không thể chữa được.
Nếu chúng ta đối đầu với nó thì tâm trí và cơ thể sẽ mệt mỏi, có khả năng ta sẽ gây ra nhiều thiệt hại và nếm trải nhiều cay đắng hơn trước nữa. Lẽ tự nhiên của cuộc đời là phải có Sai Lệch.
Tuy nhiên, sẽ có một lối suy nghĩ kiểu: “Mặc kệ đi, mọi thứ trên đời đều như vậy mà, không cần cố gắng làm gì cả.” Nghĩ như vậy là chưa đúng. Ta không được chạy trốn nó, ta phải hiểu nó trước đã rồi hẵng chấp nhận nó.
Có hai việc trong đầu tư chứng khoán mà tôi hay xem xét:
- Đầu tư khi không có ai dám làm điều đó
- Đầu tư như bao người khác nhưng vào thời điểm mà chẳng có ai muốn đầu tư
Nó góp phần hình thành nên cái tư tưởng Không Quan Tâm của tôi.
Có những thứ trên đời mà chúng ta không thể nào giải quyết được, nhất là việc đi tìm một danh mục đầu tư hoàn hảo. Cho dù ta có dồn bao nhiêu thời gian và tâm huyết đi chăng nữa, ta vẫn sẽ không thể nào đong đếm được tỉ lệ phân bổ bao nhiêu là tốt, cổ phiếu doanh nghiệp nào là tốt, công thức thế nào là tốt. Yếu tố để mà xác định lợi nhuận ta sẽ gặt hái được trong tương lai hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của ta cho dù ta có mở bao nhiêu tab Excel, chạy bao nhiêu công thức, vẽ bao nhiêu đồ thị và có bao nhiêu chứng chỉ Tài chính. Chắc chắn sẽ tới một thời điểm mô hình đó đổ vỡ và khiến ta phải chạy theo mô hình đầu tư khác.
Ta cứ đối đầu với nó thì sẽ làm ta thêm mệt mỏi mà thôi. Cách đơn giản nhất đó chính là tìm ra một cách thức đầu tư hợp lý và đơn giản phù hợp với bản thân nhất.
Không biết, không quan tâm
Phật giáo: Bất kể cái gì nằm ngoài tầm kiểm soát thì không phải là việc của chúng ta. Giống như lời Đức Phật răn dạy con trai Rahula của mình:
“Giống như khi người ta tiểu tiện, đại tiện, ói hay đổ máu trên đất hay trong nước, trong ngọn lửa hay trong không khí. Đất, nước, lửa hay không khí không hề phàn nàn, lo lắng hay bận tâm gì về điều đó mà đón nhận tất cả. Chúng sinh cũng làm biết bao điều tốt đẹp với Trái Đất, họ trồng hoa, trồng vườn nhưng trái Đất không phản ứng cho dù có chuyện gì xảy ra với nó chăng nữa. Hãy phát triển tâm thức của mình như là bốn đại nguyên tố kia.”
Khi mà giá một cổ phiếu giảm, hay là thị trường giảm thì nhiều người vội vàng đi tìm nguyên nhân của nó, ta đi hỏi hết người này tới người khác, đọc cả đống thứ tin tức trong ngày.
Nếu mà bạn biết được lý do tại sao thị trường giảm ngày hôm nay thì bạn sẽ làm gì? Liệu bạn có thay đổi chiến thuật đầu tư vì điều đó không?
Như đã nói, có những thứ trên đời này ta không thể nào kiểm soát được. Cái chúng ta cần làm là phải biết chúng ta kiểm soát được cái gì và quan sát nó. Cái gì không quan trọng, không cần thiết thì cứ mặc kệ nó.
Khi mà ta xem một cái gì đó không phải là việc của mình, thì nó sẽ dần biến mất. Ta phải hiểu nó, phải chấp nhận nó thì mới làm được điều đó.[su_highlight]Bất kể cái gì mà ta nhúng tay vào thì nó đều mọc rễ trong Tâm và dính chặt vào Tâm. Nó làm ta phải suy nghĩ, mà càng suy nghĩ lâu thì những thứ tiêu cực sẽ càng xuất hiện nhiều hơn. [/su_highlight]
Lối suy nghĩ của ta, Tâm của ta là do chính ta xây dựng lên. Vì vậy, để không phải mất thời gian nghĩ những thứ tiêu cực thì ta hãy cắt rễ nó ngay từ đầu, không bận tâm gì đến nó nữa, không còn việc gì phải lo cho nó cả thì mọi thứ sẽ dần tan biến.
Ta đang gây bất an cho chính bản thân mình
Có một câu chuyện tôi đọc thấy rất hay kể về một nhà sư khi ngồi thiền nhưng không tập trung được vì mấy con vẹt nó hót ồn ào. Hễ cứ khi thiền được một chút là lại có một tiếng động gì đó vang lên, lúc thì tiếng vẹt, lúc thì tiếng đóng cửa ở hành làng, hay tiếng ai ho một phát. Ông hỏi rằng, tại sao ta không thể đóng tai của mình lại giống như là nhắm mắt chẳng thấy gì hết?
Câu trả lời cực kỳ thâm thúy:
“It’s not the sound that disturbs you; it’s you who disturbs the sound.”
“Không phải âm thanh làm phiền ta mà chính ta đang làm phiền âm thanh đó”. (Tạm dịch – khó dịch quá)
Nhà sư nghe thấy những âm thanh đó vì ông hướng Tâm của mình ra ngoài để lắng nghe nó.
Đầu tư sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu chúng ta ngừng chạy theo giá cả, ngừng việc chăm chú theo dõi những tin tức, những nhận định của các chuyên gia về thị trường trong ngày.
Cũng nên ngừng đi hỏi một ai đó cho ý kiến về một cổ phiếu mà ta đang quan tâm. Cái chúng ta làm là đang gây bất an cho tâm của mình. Nếu mà người kia cho ý kiến hợp ý thì chúng ta nghe theo, nếu ngược ý thì chúng ta bỏ đi ngay. Suy cho cùng, cái ta đang tìm kiếm không phải là một câu trả lời mà là một cái gì đó nhằm chứng minh rằng nhận định của mình là đúng khi có một ai đó cũng làm theo giống vậy.
Liệu có cần thiết khi ngày nào cũng phải theo dõi giá cổ phiếu không? Để làm gì? Ta chỉ cố gắng làm cho tâm mình thêm bất an mà thôi, như đợt viết về bài viết dạo chơi chứng khoán 2018, tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành nó, quá mệt mỏi.
Leave a Reply