Đi tìm lẽ sống chứ không phải hạnh phúc sẽ giúp ta hạnh phúc hơn

Hạnh phúc có thể được hiểu là cảm giác mãn nguyện.

Một người nghèo ít tiền khi nhìn thấy một ai đó giàu có và liền nghĩ rằng những người đó đang sống một cuộc sống hạnh phúc, họ cũng muốn được sống một cuộc sống như vậy. Tuy nhiên, những người giàu có ấy, tâm họ đôi khi rối bời đôi lúc còn cảm giác cô đơn, căng thẳng và luôn luôn lo lắng. Họ đang đau khổ về tinh thần.

Những cầu thủ đá banh, họ tập luyện khổ cực, cho dù cảm thấy mệt mỏi hay vất vả đến mức nào đi chăng nữa họ vẫn tiếp tục vì mục tiêu của họ, và họ cảm thấy thỏa mãn khi được đá banh. Do đó, tinh thần quan trọng hơn thể chất trong việc mang lại hạnh phúc.

Theo đuổi hạnh phúc là sai lầm

Chúng ta ai cũng mong muốn hạnh phúc, không ai mong đợi khổ đau. Nhưng, tại sao thế giới này lại tràn ngập những điều đau khổ và lại do chính con người tạo ra?

Chúng ta nghĩ rằng khi bàn về hạnh phúc, là chính chúng ta cảm thấy hạnh phúc, một hạnh phúc chỉ riêng mình ta có mà thôi, còn những người khác thì không quan tâm. Cả hai phía đều giống nhau, ai cũng đi tìm hạnh phúc của riêng mình, và khi hai phía va chạm vào nhau chúng ta triệt phá hạnh phúc của họ, và họ triệt phá hạnh phúc của chúng ta để có được hạnh phúc cho riêng một phía.

Như trong một cuộc tranh luận, chúng ta sẵn sàng sát phạt, triệt tiêu suy nghĩ của người đối lập, và cho rằng mình là đúng bởi những câu chữ hay hành động khủng khiếp nào đó. Khi chúng ta thắng rồi, chúng ta cảm thấy thõa mãn, hạnh phúc với bản thân vì điều đó. Còn người kia thì sao? Họ chắc chắn sẽ thấy đau khổ dù rằng quan điểm của họ có đúng hay sai đi chăng nữa. Cái họ nhận được không phải là sự thấu hiểu, cảm thông, lòng trắc ẩn mà là một áp lực chèn ép tinh thần. Chúng ta không quan tâm tới điều đó, chúng ta lúc nào cũng dửng dưng với đau khổ của người khác.

Viktor Frankl, tác giả cuốn sách Đi Tìm Lẽ Sống, đáng ra ông đã lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình là đi Mỹ nhưng thay vào đó ông đã quyết định ở lại, ông nghĩ về gia đình, cha mẹ già của mình nhiều hơn. Dù biết rằng ông rất buồn khi nghe tin gia đình chỉ mình ông là sống sót, nhưng tôi cho rằng nếu ông lựa chọn hạnh phúc của bản thân, bỏ mặc tất cả để qua Mỹ, chắc chắn ông sẽ thấy hối hận trong lòng vì hành động đó, bởi ông đề cao trách nhiệm hơn tất cả mọi thứ.

Nhiều người tự thêu dệt nên cái gọi là hạnh phúc của chính mình. Họ nghĩ rằng việc được tăng lương lên thêm vài chục % sẽ làm họ trở nên hạnh phúc. Nhưng thực ra, họ chỉ cảm thấy “vui” vì điều đó trong ngắn hạn, về dài hạn thì cảm giác đó không còn tồn tại nữa.

Theo tôi thấy, những người mà luôn trông chờ, khao khát, lúc nào cũng muốn hạnh phúc lại là những người có vấn đề về tinh thần. Càng đặt nặng vấn đề trở nên hạnh phúc, thì càng cảm thấy trống rỗng, cô đơn trong lòng.

Ví dụ như hoạt động trên Facebook, nhiều người “up” hình đẹp thật đẹp, đã qua chỉnh sửa, ở những nơi sang trọng đẹp tuyệt vời. Họ đang chứng minh rằng họ có cuộc sống hạnh phúc. Điều này làm thôi thúc họ, họ liên tục đăng lên những mặt đẹp đẽ của cuộc sống họ, họ cảm thấy hạnh phúc nếu có thật nhiều like và được nhiều người quan tâm. Và nếu người này có bạn cũng làm điều tương tự, họ cũng sẽ nỗ lực gấp hai để chứng minh rằng bản thân cũng “tốt đẹp” chả kém. Cứ thế, họ cứ tiếp tục sống trong vòng luẩn quẩn ấy, người ta gọi là sống ảo.

Tuy nhiên, việc làm đó lại vô tình làm người khác cảm thấy không hạnh phúc. Bản tính của con người là ghen tị, và tin tôi đi, cho dù bạn thuộc tầng lớp, độ tuổi, giới tình gì đi chăng nữa, việc kéo News Feed và vô tình thấy một hình ảnh hào nhoáng của một ai đó mà bạn đang “follow”, ngay lập tức bạn sẽ thấy ghen tị với điều đó. Một cô gái theo đuôi một người trang điểm nổi tiếng để học hỏi cách trang điểm và tạo mẫu tóc, cuối cùng lại trở nên ghen tị với người đó và cảm thấy bản thân mình thật xấu xí, kém cỏi. Một nhà đầu tư ít kinh nghiệm theo dõi một chuyên gia đầu tư chuyên “up” ảnh lợi nhuận lên Facebook, mục đích lúc đầu là học hỏi kinh nghiệm nhưng sau cùng lại trở nên ghen tị với người đó và cảm thấy họ thành công hơn mình rất nhiều… Cuối cùng lại cảm thấy bất mãn, không còn hạnh phúc gì nữa.

Đáng lẽ chúng ta nên hạnh phúc với những gì mình có, nhưng không, chúng ta lại đi so sánh bản thân mình với những người khác, chúng ta nhìn nhận cái thiếu thốn của bản thân và thấy khó chịu với những gì mà người khác đạt được. Đó cũng là một trong những cách làm bản thân thấy không hạnh phúc.

Bởi thế nên tôi rất ít dùng Facebook, tôi hoàn toàn không kết bạn với người lạ, bởi vì tôi sợ rằng tôi sẽ trở nên ghen tị, cảm thấy cuộc sống không hạnh phúc nếu vô tình “lướt” trúng một cái gì đó khiến tôi phải để tâm.

Tìm kiếm và làm những gì có ý nghĩa với cuộc sống sẽ giúp bạn thay đổi mọi thứ

Theo đuổi lẽ sống sẽ làm ta thấy bản thân mình thật tốt đẹp, đó là bởi vì ta đang theo đuổi cái còn to lớn hơn cả bản thân mình.

Hãy nghĩ về công việc hiện tại của bạn, ý nghĩa của nó với bạn là như thế nào? Và tại sao bạn phải làm công việc đó? Công việc này nó mang lại cho bạn nhiều tiền để đi du lịch hay là nó có những tác động tích cực tới đam mê của bạn? Chúng ta phải hiểu được rằng tại sao ta lại đi làm công việc đó, phải hiểu được bản chất của nó thì ta mới cảm thấy hạnh phúc và tràn đầy nhiệt huyết. Nếu đôi lúc cảm thấy chán nản hay thất bại, tự hỏi bản thân rằng: “Nếu tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm về công việc này cho những người mới vào nghề, thì tôi sẽ nói gì?”. Lúc này đây, bạn sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao tôi lại đi làm việc này?

Đa phần chúng ta chán việc là vì: gặp vấn đề với sếp? không thấy tự do? toàn làm những việc lập đi lập lại? tiền lương không thỏa đáng? mâu thuẫn với đồng nghiệp?

Đó là những lý do xuất phát từ chính bản thân chúng ta. Chúng ta đang đi tìm hạnh phúc cho chính bản thân mình, làm mọi thứ vì bản thân mình, nó thể hiện rõ rệt qua các lý do dẫn đến việc chán việc.

Ví dụ. Công ty tuyển dụng một vị trí nào đó, mô tả công việc chi tiết những công việc mà bạn cần phải làm, nhưng cái mô tả công việc đó không hoàn chỉnh. Bảng mô tả ấy không đề cập đến việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp, đối tác, khách hàng… mà bạn làm việc cùng. Tại sao lại như vậy?

Các luật sư làm việc với khách hàng, nhưng việc họ tư vấn và bào chữa như thế nào thì phụ thuộc vào họ.

Các bác sĩ chẩn đoán, chữa trị cho bệnh nhân. Nhưng việc họ làm như thế nào thì đều do chính họ nghĩ ra, cách họ tư vấn với bệnh nhân như thế nào cũng do chính họ nghĩ ra nốt.

Giáo viên dạy học, nhưng mà tiếp cận với học sinh như thế nào đều do tự bản thân họ quyết định.

Vậy rốt cuộc ý tôi muốn nói là gì?

[su_highlight]Ý nghĩa ở ngay trước mắt bạn nhưng bạn không hề nghĩ đến nó. Bạn không cần phải làm trong một tổ chức thật to, mức lương cao ngất để từ đó thoải mái đi tìm lẽ sống và mục đích của bạn. Tất cả những gì bạn cần làm đó chính là giúp cuộc sống của mọi người trở nên tốt đẹp hơn.[/su_highlight]

Niềm vui của luật sư là bào chữa giúp khách hàng thành công, niềm vui của bác sỹ là giúp bệnh nhân khỏi bệnh, niềm vui của giáo viên là học trò của mình tốt nghiệp. Mọi thứ đều sẽ tốt hơn rất nhiều nếu như ta làm vì một người nào đó, chứ không phải chính bản thân ta.

Tôi kể một chuyện liên quan đến làm bếp mà chắc ít ai muốn làm.

Buổi sáng của tôi như thế nào? Tôi dậy lúc 6h30, bắc một cái chảo gang lên bếp sau khi đã làm nóng bằng lò nướng, cho bacon và hai miếng dăm bông đùi lên chảo. 5 phút sau thì xào thịt bò đã ướp từ đêm hôm qua, trong lúc đó thì tôi làm ướt bánh mì rồi bỏ vào lò nướng 3-4 phút. Khi thịt bò vừa chín tới, cũng là lúc bacon vừa săn lại, tôi cho thịt bò vào chảo gang, sẵn cho một miếng bơ (unsalted) vào để dậy mùi, cà chua băm để có tí nước. Cuối cùng đổ một quả trứng lên. Cắt vài lát cà chua trang trí.

Tôi làm việc này đều đặn hằng ngày mà không chán. Vì mục đích là một ngày nào đó tôi sẽ làm cho bạn gái ăn thật ngon.

Vào cuối tuần, tôi cũng không hề phàn nàn về việc 9 giờ sáng lục đục ướp thịt để làm cơm cho bữa tối, buổi trưa đi nấu soup, và bữa tối nấu cơm, nướng thịt, làm chả… và rửa chén sau mỗi lần ăn. Bởi mục đích của việc tôi nấu ăn là muốn bạn gái được ăn ngon, chính điều đó làm tôi hạnh phúc. Và tôi có thể nấu liên tục mà không hề thấy mệt. Liệu tôi có thể nói nấu ăn là đam mê không? Tôi xem nấu ăn như một công cụ mang lại nụ cười cho người khác, và khi người ăn thấy ngon miệng thì tôi sẽ thấy vui vẻ, hạnh phúc. Tôi không theo đuổi hạnh phúc, tôi muốn người ăn những món ăn của tôi thấy ngon, chính điều đó là động lực để tôi phấn đấu.

Việc thị trường chứng khoán giảm điểm từ đầu năm khiến danh mục đầu tư bị ảnh hưởng, tôi cũng không cảm thấy buồn phiền. Bởi vì tôi đã có thể nấu được những bữa ăn ngon, trau dồi kỹ năng nấu nướng, mày mò nấu những món mới cho bạn gái.

Tôi nhận ra rằng, tiền tôi kiếm được nó vẫn sẽ nằm một chỗ trong tài khoản của tôi, tôi có thể đi ăn uống này nọ nhiều cái tôi thích, hay là giữ đó để kiếm ra nhiều tiền hơn. Tôi đã từng nghĩ rằng tôi thích có nhiều tiền, có nhiều tiền thì tôi sẽ thấy hạnh phúc, nhưng khi có nhiều tiền tôi lại tiết kiệm, tích trữ càng nhiều tiền nữa… những gì tôi làm chỉ là cho bản thân tôi mà thôi, nó làm tôi thấy vui chứ không hạnh phúc. Và khi tôi bõ công sức ra để làm một cái gì đó, có ý nghĩa với một ai đó mà khiến người vui, tôi lại thấy hạnh phúc về việc mình đã làm.

Trong cuốn Đi tìm lẽ sống, Viktor cho rằng có 3 cách để mọi người tìm ra lẽ sống:
  1. Bằng cách tạo ra một tác phẩm hoặc làm một việc gì đó (tốt).
  2. Bằng việc trải nghiệm một cái gì đó hoặc gặp gỡ một ai đó.
  3. Bằng thái độ của chúng ta khi đối mặt với đau khổ không thể tránh khỏi.

Chúng ta không nên hỏi rằng điều gì là có ý nghĩa cho cuộc sống của mình, bởi vì ta sẽ không bao giờ tìm ra được câu trả lời khi mãi nghĩ ngợi hay lo lắng về nó. Mà bản thân chúng ta phải là người trả lời câu hỏi đó. Nói cách khác,[su_highlight]cuộc sống luôn đặt câu hỏi cho mỗi người, và chúng ta chỉ có thể trả lời cuộc sống thông qua chính cuộc sống riêng của mình; trả lời cuộc sống bằng hành động của mình.[/su_highlight]

“Bằng tình yêu, một người có thể nhìn thấy những phẩm chất và đặc tính cần thiết ở người mình yêu thương; và hơn nữa, người ấy còn nhìn thấy được những năng lực tiềm ẩn của bản thân – những năng lực tuy chưa phát triển hết nhưng cần phải được phát triển. Hơn nữa, bằng tình yêu của mình, người đó có thể khiến cho người mình yêu thương nhận ra những tiềm năng ở họ.”
Victor Frankl, Đi tìm lẽ sống.
[su_divider top=”no” style=”dotted” size=”8″]

Hai cuốn sách khá hay mà tôi nghĩ rằng ai cũng nên đọc để tìm hiểu ý nghĩa của công việc và cuộc sống.

Tại sao chúng ta làm việc (Why We Work) của Barry Schwartz. Bản này của Thái Hà dịch, tôi sợ bản dịch tệ cho nên nếu được hãy tìm đọc bản tiếng Anh để hiểu được trọn vẹn ý tác giả.

Đi tìm lẽ sống (Man’s Search for Meaning) của Viktor Frankl.

Series Đi Tìm Hạnh Phúc:

Tiền có mang lại hạnh phúc không?

Tiền có mang lại hạnh phúc không?


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭