Ý nghĩa của tiền với hai vị tỷ phú

Tiền hay cuộc sống?

Adolf Merckle vốn là một luật sư, nhưng đã chuyển sang tiếp quản công ty của gia đình chỉ với 80 nhân viên vào năm 1967. Những năm sau đó, ông đã gây dựng lên một đế chế với 120 công ty, tạo ra lợi nhuận hơn 30 tỉ Euro. Ông sở hữu công ty dược lớn nhất Châu Âu, và sau đó phát triển tiếp sang lĩnh vực sản xuất và xây dựng. Tổng tài sản của ông tại năm 2008 là 9,2 tỉ đô.

Vào tháng 10 năm 2008, ông quyết định đánh cược một ván trên thị trường chứng khoán. Ông nghĩ rằng giá cổ phiếu Volkswagen sẽ rớt mạnh nên đã nhanh chóng short công ty này. Nhưng có một vấn đề đã xảy ra đó là Porsche đã quyết định mua lại công ty Volkswagen, giá cổ phiếu liền tăng vùn vụt 2 ngày sau đó. Và, ván cược này đã khiến cho Marckle mất gần 800 triệu đô (tỉ giá 1,59 năm 2008). Còn công ty đầu tư của ông thì nợ ngân hàng gần 8 tỉ đô.

Mọi thứ càng ngày càng tệ hơn, khi khoản nợ quá lớn và cần tiền mặt để trả nợ, ông đã liên hệ với các ngân hàng nhưng vào năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế đang diễn ra thì ngân hàng không hề muốn cho vay: không cho bạn, không cho tôi, không cho các tỉ phú hay thậm chí các ngân hàng khác.

Merckle đã làm gì? Tìm nguồn tài chính khác? Cắt giảm chi phí? Hay là bán cổ phần ông sở hữu tại các công ty? Không. Khi mà ông nhận ra ông đang nợ một khoảng nợ lớn, tài sản của ông ngày càng teo hẹp từ 12 tỉ đô, xuống còn 9,2 tỉ đô, nợ thêm 800 triệu đô tiền short và không còn là người giàu nhất nước Đức, ông nghĩ rằng mình đã làm gia đình thất vọng. Cuối cùng ông viết một lá thư tuyệt mệnh và tự tử bằng cách nhảy vào đoàn tàu đang chạy.

Ông đã tự tử, vụ việc chấn động đến mức các ngân hàng ngay lập tức cho khoản vay của ông được thông qua, công ty của ông đã được cứu và được gia đình vận hành tới ngày nay.

Liệu, có phải Adolf Merckle đã chết vì tiền của ông? Hay ông chết vì ý nghĩa của đồng tiền đối với ông?

Đối với Merckle, tiền như là danh phận, một thứ có tầm quan trọng cực lớn, là tất cả với ông. Việc đánh mất danh hiệu là người giàu nhất nước Đức quá sức chịu đựng đối với ông, và ông đã cảm thấy bản thân mình như là một thất bại – mặc dù tài sản lúc đó vẫn còn gần 9 tỉ đô.

Bạn có thể nghĩ rằng việc đó quả là lãng phí, là không biết trân trọng cuộc sống, là ngu ngốc. Nhưng chúng ta không nên đánh giá được một ai đó nếu chúng ta không đứng trong vị trí của họ.

Bạn có bao giờ có một suy nghĩ le lói trong thâm tâm rằng vị trí đứng của bạn trong xã hội, với gia đình, bạn bè… nó gắn liền với số tiền kiếm được? Bạn có thấy khó chịu khi một ai đó được trân trọng hơn bởi vì họ kiếm được nhiều tiền hơn? Có thấy khó chịu khi mà một ai đó kiếm nhiền tiền hơn bạn bắt đầu khinh thường bạn vì bạn có ít tiền hơn?

Đại đa số sẽ thừa nhận việc đó.

Vị tỉ phú không muốn giữ tiền

Chuck Feeney và người vợ Helga của ông cùng sống trong một căn hộ cho thuê tại San Francisco. Ông không có ô tô riêng, ra ngoài thường đi bằng xe buýt. Và, trong căn hộ của ông cũng không có bất kỳ một kỷ niệm chương hay bằng khen, hình ảnh nào ghi lại cống hiến của ông dành cho xã hội. Tính đến nay, tỷ phú “không nhà, không xe hơi” đã quyên góp hơn 8 tỷ USD cho các hoạt động hỗ trợ giáo dục đại học, y tế công cộng, nhân quyền và nghiên cứu khoa học.

Ông sở hữu hàng tỷ USD nhờ tập đoàn miễn thuế toàn cầu Duty Free Shoppers (DFS) do ông đồng sáng lập vào những năm 1960. Giàu có là vậy nhưng ông vẫn sống một cuộc đời tiết kiệm, ở trong các căn hộ nhỏ và chỉ đặt những loại rượu trắng rẻ nhất tại nhà hàng.

Vào ngày 23/11/1984, ông đã bay đến Bahamas – một địa điểm được lựa chọn để có thể tránh được những quy định về mặt pháp lý cho việc ông sắp sửa làm. Ông đã quyên góp toàn bộ tài sản, bao gồm tiền mặt, doanh nghiệp và cả cổ phiếu của mình cho tổ chức do chính ông sáng lập, nay được biết đến là Atlantic Philanthropies (Quỹ từ thiện Đại Tây Dương).

Mọi thứ đều được thực hiện một cách bí mật, ông tiếp tục quản lý doanh nghiệp, mua và bán tài sản trên khắp thế giới, vì vậy, mọi người vẫn nghĩ ông là một tỷ phú, ngay cả tạp chí Forbes.

Warren Buffett chúc mừng Chuck Feeney, gọi ông là: “Vị anh hùng của tôi, là nguồn cảm hứng cho cả tôi và Bill Gates”.

Ông đã quyên tặng 588 triệu USD cho Đại học Cornell, 125 triệu USD cho Đại học California, 60 triệu USD cho Đại học Stanford và chi ra 1 tỷ USD để cải tạo cũng như xây mới 7 trường đại học ở Ireland và 2 trường đại học ở Bắc Ireland. Rồi vào năm ngoái, Feeney đã tài trợ nốt 7 triệu USD cuối cùng cho Đại học Cornell nhằm hỗ trợ sinh viên làm công tác dịch vụ cộng đồng.

Bây giờ, khi đã hơn 80 tuổi, ông chỉ còn hơn 1 triệu đô trong tay. Nhưng điểm khác biệt giữa ông và Merckle đó chính là thay vì cố gắng giữ những đồng tiền cuối cùng thì ông lại cho đi tất cả mọi thứ. Điều khiến ông thanh thản khi sống cuộc đời không tài sản trong một căn hộ nhỏ là bởi ông hiểu được rằng, dù tài sản có lớn đến đâu thì khi qua đời, ông cũng chẳng thể mang gì theo được.

Với Adolf Merckle và Chuck Feeney, ý nghĩa của đồng tiền hoàn toàn khác nhau.

Tiền có ý nghĩa thế nào với bạn? Bạn sẽ sử dụng đồng tiền hay để nó thao túng bản thân?

[su_divider top=”no” style=”dotted” size=”8″]

Series Đi Tìm Hạnh Phúc:

Tiền có mang lại hạnh phúc không?

Đi tìm lẽ sống chứ không phải hạnh phúc sẽ giúp ta hạnh phúc hơn


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ tôi bằng cách

🥰🥰🥰


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chào bạn 👋 Blog đã có hơn 100+ bạn đọc subscribe

Hành trình để trở nên thông thái hơn về đầu tư của bạn bắt đầu ngay hôm nay.

Những phân tích chuyên sâu dựa trên dữ liệu thị trường sẽ được gửi đến email của bạn.

👇 Hãy subscribe ngay và luôn để nhận thông báo về bài viết mới nhé

Mình hứa không gửi email spam 🙏

Bỏ qua thông báo này 😭